Bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải là gì?
Bùn vi sinh thường được dùng để khởi động hệ thống xử lý nước thải. Người ta thường lấy bùn ở một hệ thống đang hoạt động để đưa qua nhà máy mới xây dựng. Bùn vi sinh phổ biến vì chi phí khá thấp. Mỗi tấn bùn dùng được cho hệ thống từ 10-20m3. Giá mỗi tấn khoảng 1.000.000 – 1.500.000 tùy địa điểm lấy và nhận bùn xa hay gần. Bùn non và bùn già là hai dạng của bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải. Đây là hai thuật ngữ dùng để mô tả sinh khối trong bể hiếu khí.
Các thành phần trong sinh khối bùn vi sinh

- Vi khuẩn sống – trong bùn hoạt tính thường chỉ chiếm 5 – 15% chất rắn.
- Vi khuẩn chết
- Chất hữu cơ không hòa tan và chất vô cơ
- Polyme ngoại bào (EPS) – do vi khuẩn tạo ra để lưu trữ chất hữu cơ, bảo vệ tế bào và kiểm soát enzyme ngoại bào
Khối bông bùn vi sinh lý tưởng khi có màu bùn đẹp, chất rắn liên kết thành một khối dày và lắng tốt trong quá trình làm rõ. Trong hệ thống MBR, khối phải dễ dàng tách ra khỏi nước thải và không bịt kín các lỗ rỗng trên màng.
Xem thêm: 3 cách xử lý bùn vi sinh khó lắng
Có các loại bùn vi sinh nào?
Bùn vi sinh hiếu khí
Bùn vi sinh hiếu khí là tập hợp chủ yếu các vi khuẩn có khả năng hiếu khí. Trong các hệ thống xử lý nước thải, bùn hiếu khí thường được sử dụng để tiến quá trình oxi hóa sinh học của carbon, loại bỏ chất đạm, amoni, nitơ, và giảm thiểu tình trạng dư dưỡng. Việc áp dụng bùn vi sinh hiếu khí thường xuyên xuất hiện trong các loại hồ xử lý nước như hồ MBR (Membrane Bioreactor), hệ thống Aerotank và các công trình tương tự.
Bùn vi sinh kỵ khí
Đây là loại bùn vi sinh chứa các vi sinh vật kỵ khí trong các bể kỵ khí, UASB. Có tác dụng xử lý các chất thải có nồng độ chất rắn và chất ô nhiễm cao.
Các đặc điểm của bùn kỵ khí:
- Bùn vi sinh kỵ khí có màu sắc đen.
- Bùn này dễ dàng chuyển đổi chất hữu cơ thành khí metan trong quá trình hoàn thiện giai đoạn kỵ khí.
Cách phân biệt bùn vi sinh non và bùn già trong hệ thống xử lý nước thải
Bùn vi sinh non trong hệ thống xử lý nước thải

Bùn non trong hệ thống xử lý nước thải thường có màu nâu nhạt. Màu bùn vi sinh nâu nhạt thể hiện vi sinh đang ở trong pha thích nghi. Trong giai đoạn này, vi sinh đang thích nghi với môi trường nên chúng có sử dụng chất hữu cơ cho tế bào sống. Tuy nhiên, lượng chất được dùng không nhiều. Vì vậy mà nước thải chưa được xử lý hiệu quả.
Đối với các hệ thống như nước thải sinh hoạt không có bếp ăn, màu nâu nhạt là chấp nhận được vì thực tế hệ thống này vốn ít ô nhiễm => ít thức ăn cho vi sinh => ít vi sinh.
Bùn vi sinh già trong hệ thống xử lý nước thải

Bùn vi sinh già khi mẫu nước SV30 có màu xám hoặc đen. Màu bùn này thể hiện vi sinh đang trong giai đoạn suy thoái hoặc chết đi. Lúc này khối bông nhỏ hơn và “hạt mịn” làm tăng độ đục ở phần nổi phía trên. Có hai trường hợp có thể xảy ra:
- Vi sinh chuyển từ hiếu khí thành vi sinh kỵ khí (xảy ra đối với các vi khuẩn tùy nghi)
Khi xảy ra hiện tượng này, hệ thống thường có mùi hôi do quá trình phân hủy kỵ khí thường sinh ra các khí không mong muốn như H2S mùi trứng thối, khí metan… Đồng thời, trong cùng một khoảng thời gian, hiệu quả xử lý của vi sinh kỵ khí không tốt bằng vi sinh hiếu khí. Khi bùn đen, vi sinh hoạt động kém làm cho nước thải không được xử lý tốt.
- Vi sinh hiếu khí chết đi:
Trường hợp 2 là vi sinh hiếu khí chết đi. Trong trường hợp này, bạn cũng cần kiểm tra máy sục khí và đường ống, tiến hành sục khí trở lại. Đồng thời bổ sung thêm vi sinh hiếu khí mới.