bọt xạ khuẩn và vi khuẩn dạng sợi nổi nhiều trong bể aerotank

3 cách xử lý bùn vi sinh khó lắng

Bùn vi sinh khó lắng là hiện tượng hay gặp ở bể lắng sinh học, bể hiếu khí. Nguyên nhân là do cấu trúc của bông bùn xốp, nhẹ hình thành do một số loại vi sinh dạng sợi. Vi khuẩn dạng sợi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho bùn vi sinh khó lắng, nổi trên bề mặt bể. Để ngăn chặn điều này, cần tìm hiểu về vi khuẩn dạng sợi và có hướng xử lý hợp lý.

Xem thêm: Nổi bọt bể hiếu khí do vi khuẩn dạng sợi

I. Khi nào vi khuẩn dạng sợi phát triển:

noi-bot-be-hieu-khi-do-vi-khuan-dang-soi
vi khuẩn Microthrix parvicella

Sự phát triển của vi sinh dạng sợi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

1. Thành phần tạp chất trong nước thải.

Chất ô nhiễm dễ phân hủy họ đường (glucose, maltose, lactose) trong nước thải mía đường, chế biến rau quả, tinh bột thúc đẩy sự phát triển của vi sinh dạng sợi. Tạp chất khó phân hủy trong nước thải của công nghiệp hóa chất, hóa dầu, dệt nhuộm, nước thải hỗn hợp ít xuất hiện vi khuẩn dạng sợi. 

2. Nồng độ oxy hòa tan: 

Vi sinh vật nằm phía trong bùn vi sinh cũng cần được cung cấp oxy. Tuy nhiên, vi sinh vật nằm bên trong ít có cơ hội lấy oxy so với vi sinh vật nằm phía ngoài. Nguyên nhân là oxy phải khuyếch tán qua một quãng đường dài hơn từ ngoài môi trường nước vào. Trên quãng đường đi, oxy đã bị sử dụng bởi vi sinh ở phía ngoài hạt keo tụ.

đo oxy hòa tan trong bể hiếu khí; oxy hòa tan

Khi mật độ vi sinh cao, độ ô nhiễm thấp, vi sinh vật ở phía trong bị thiếu và cạn kiệt oxy. Vi sinh vật dạng sợi có khả năng hấp thụ oxy tốt hơn các vi sinh khác. Do cơ thể dài, tỉ lệ diện tích so với thể tích của chúng lớn hơn các dạng khác. Chúng có khả năng thu nhận oxy ngay cả khi nồng độ oxy thấp hơn 0,1mg/l. Thông thường, các chủng loại vi sinh khác không có khả năng đó.

Vi sinh vật dạng sợi là loại sống dai trong môi trường khắc nghiệt, thiếu thốn. Vì vậy nên hiện tượng bùn vi sinh khó lắng dễ xảy ra khi thiếu thiếu oxy. Ở hình trên đây, bể sục khí có DO là 3,7, không có hiện tượng bùn vi sinh khó lắng.

II. Cách xử lý bùn vi sinh khó lắng: 

1. Bổ sung các chủng vi sinh có khả năng cạnh tranh vi khuẩn sợi: 

Việc sử dụng các chủng vi sinh có khả năng cạnh tranh vi khuẩn sợi. Vi sinh tốt phát triển mạnh sẽ áp đảo vi sinh dạng sợi, cân bằng hệ vi sinh. Khi cấy vi sinh nên lưu ý là vi khuẩn sợi rất mạnh vì vậy phải tạo môi trường tốt cho vi sinh mới cấy. Môi trường tốt là pH duy trì 7, DO >2mg/L và tỉ lệ C:N:P – 100:5:1. Nếu đạt được yếu tố môi trường như trên thì có thể giảm bùn khó lắng trong 2-3 tuần.

Dòng vi sinh được lựa chọn nhiều là vi sinh hiếu khí IMWT. Đây là dòng vi sinh dạng bột mật độ rất cao 10 tỷ vi khuẩn trong 1g. Bạn dùng từ 5-10gram/m3 nước thải, cấy từ 3-5 ngày để khôi phục hệ vi sinh. 

men vi sinh hiếu khí xử lý BOD COD Tss nước thải

2. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng nito, phốt pho: 

Để không xảy ra hiện tường bùn vi sinh khó lắng, nồng độ amoni và phôthat tan tối thiểu là 1,5mg/l và 0,5mg/l trong nước thải sau xử lý

3. Đảm bảo sục khí đầy đủ

Bạn cần đảm bảo hệ thống sục khí làm việc tốt để đủ oxy cung cấp cho các vi sinh phía trong bông bùn. Mức 2-3.5 là tối ưu. Tuy nhiên oxy không nên cao quá vì khuấy trộn liên tục làm bông bùn không lắng được.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.