Chọn vi sinh cho hệ thống lọc tuần hoàn RAS

Về cơ bản, một mô hình nuôi trồng thủy sản tuần hoàn tiêu biểu sẽ gồm 2 thành phần chính sau: Khu nuôi và khu xử lý nước thải.

Khu nuôi: là nơi tôm được thả với mật độ cao có thể lên đến 600 con/m2. Tại đây nước được kiểm soát bởi các thiết bị đo các thông số môi trường cơ bản như: DO (oxy hòa tan), pH, Nhiệt độ, NH4+/NH3, COD (Chất hữu cơ ô nhiễm)…

Khu xử lý nước thải bao gồm 3 phần:

– Khu vực lọc cơ học hay lọc thô: Loại bỏ chất thải rắn, loại khó tan trong nước…

– Bộ lọc sinh học (bể MBBR, UF…): Loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan, BOD, COD, NH3, NO2…

– Khu vực khử trùng: Khử trùng, tái sử dụng

Xem thêm: https://flashct.vn/home/he-thong-loc-nuoc-tuan-hoan-ras-recirculation-aquaculture-system/

Trong khu xử lý nước thải bộ lọc sinh học là phần quan trọng nhất. Hầu như 95% chỉ tiêu ô nhiễm sẽ được xử lý tại bể lọc sinh học. Vậy để hệ lọc hoạt động tốt thì việc đầu tiên là lựa chọn men vi sinh cho hệ thống lọc và cấy men vi sinh như thế nào?

Lựa chọn được men vi sinh tốt cho bộ lọc sinh học

Bể sinh học MBBR là bể rất quan trọng nơi vi sinh sẽ tiếp xúc với nước thải để ăn chất ô nhiễm và làm sạch nước. Tuy nhiên, Flash thấy nhiều nơi giá thể vi sinh nổi trên mặt nước, trắng sạch không thấy có vi sinh bám vào giá thể.

Không có vi sinh bám vào, giá thể sẽ nhẹ và nổi trên mặt nước. Lúc này hiệu quả xử lý nước đặc biệt là chỉ tiêu Amoni (NH4+/NH3) sẽ không đạt vì vi sinh không thể tiếp xúc được với chất ô nhiễm. Sự phân tầng này là điều để chúng ta đánh giá vi sinh sử dụng tốt hay không. Vi sinh tốt chúng sẽ bám vào giá thể, làm giá thể trở nên nặng hơn là lơ lửng trong nước.

Khi vi sinh nhiều thì màu giá thể sẽ chuyển từ màu trắng sang màu nâu đỏ. Vi sinh càng nhiều thì lớp bùn bám vào giá thể càng dày.

Để hiểu rõ hơn mọi người có thể tham khảo bài viết sau:

Cấy vi sinh cho bộ lọc như thế nào?

Trong trường hợp cấy vi sinh cho bộ lọc sinh học lưu lượng xử lý 100m3/ngày. Flash chọn men vi sinh xử lý nước PURE AQUAMen vi sinh xử lý khí độc POND START làm ví dụ.

Bước 1. Hòa tan 500g vi sinh xử lý nước PURE AQUA (hoặc POND START) vào 50L nước sạch (không chứa clo) + 500g đường cát. Sau đó, để thoáng hoặc sục khí từ 2-6 giờ để kích hoạt vi sinh. Liều lượng vi sinh khi cấy mới cần từ 5-10gram/m3 nước thải.

Bước 2. Đổ vi sinh đã chuẩn bị vào bể lọc sinh học MBBR. Chúng ta sẽ lặp lại quá trình này từ 3-7 ngày. Lưu ý vi sinh không thể nào cấy 1 lần là đủ. Nếu hệ thống thiết kế tốt + men vi sinh tốt thì nhanh nhất là sau 3 lần cấy vi sinh.

Bước 3. Theo dõi sự phát triển của vi sinh bằng cách quan sát giá thể vi sinh. Nếu giá vi sinh tốt nó sẽ tạo thành lớp màng bám vào giá thể màu nâu đỏ. Màng vi sinh này sẽ có trong khoảng từ 3-7 ngày sau cấy vi sinh. Nếu sau 10 ngày mà lớp màng này không có nghĩa là vi sinh không phù hợp cần thay đổi loại khác.

Khi sục khí giá thể sẽ đảo trộn, lơ lửng chứ không nổi trên mặt bể. Nước đầu ra rất trong kể cả khi chưa lắng lọc.

Trên đây là cách để mọi người chọn vi sinh cho hệ thống lọc và cách nuôi cấy vi sinh. Flash nghĩ đây là cách đơn giản và dễ đánh giá nhất mà ai cũng có thể áp dụng được.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.