Ao tôm nổi bọt dơ nên xử lý thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm thỉnh thoảng sẽ xảy ra hiện tượng ao tôm nổi bọt. Bọt này có nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, nâu… Về cảm quan có thể thấy được có bọt mau tan và bọt khó tan. Bọt mau tan thường có màu trắng kéo dài sau dàn quạt và bọt khó tan sẽ tụ vào cuối góc bể.

Vậy bọt này có ảnh hưởng thế nào đến nước trong ao tôm?

Ao tôm nổi bọt trắng mau tan

Bạn lấy chai nước sạch, lắc, nó cũng sẽ tạo bọt trắng và mau tan. Bọt trắng này tan nhanh chỉ vài giây sau khi hình thành thì bạn không phải lo, nước ao tôm vẫn bình thường.

Sự hình thành bọt này chủ yếu từ quá trình hòa tan khí vào nước khi bạn chạy quạt hoặc chạy sục khí. Một phần khí sẽ hòa tan vào nước, phần còn lại không hòa tan sẽ thoát ra dưới dạng bọt khí.

Bọt nổi dày và có màu vàng, nâu…

Nhiều ao tôm xuất hiện lớp bọt có màu nâu, vàng tụ ở góc ao hoặc nổi nhiều khắp mặt ao. Cảm quan bạn cũng thấy bất ổn, nước dơ có nhiều lợn cợn, tảo dày. Bạn đồng ý là không có nước nào sạch mà lại lên bọt như vậy. Nhiều người lầm tưởng là bọt này là bọt nhớt do tôm lột, có bọt này thì trúng tôm… Nhưng thực tế bọt này do nước ao bị keo, nhớt, chất hữu cơ tích tụ nhiều trong ao do quá trình cho ăn, phân tôm, xác tảo tàn và siphong không hết.

Men vi sinh bạn dùng không tiêu hóa được các chất hữu cơ đó khiến cho nước ngày càng trở nên keo đặc và lợn cợn tích tụ. Khi chạy quạt, sục khí bọt khí hình thành trong môi trường nước bị keo, nhớt nên khó tan và lợn cợn bị dính vào bọt khí và nổi trên bề mặt ao tôm. Thử nếu bạn không chạy quạt, sục khí thì sẽ không có hiện tượng này.

Xử lý trường hợp ao tôm nổi bọt dơ như thế nào?

Nhiều người thấy rằng khi bị bọt dơ lấy cám rải lên chỗ bọt thì bọt sẽ lập tức tan, nhưng sau 1-2 giờ thì bọt lại hình thành và bọt lại càng dơ hơn. Chúng ta không nên làm cách này vì thực ra trong cám có 1 lớp dầu, lớp dầu này khi xuống nước nó sẽ làm cho váng bọt bị nổ tung nhưng khi lớp dầu này hết công dụng thì bọt lại xuất hiện. Tồi tệ hơn là bạn lại làm cho nước thêm ô nhiễm khi cho thêm cám vào.

Để xử lý trường hợp này bạn cần làm như sau:

  1. Vớt váng bọt nhiều nhất có thể vì đó là chất ô nhiễm và vi sinh trong ao tôm đã không xử lý được. Để lâu nó chỉ gây ô nhiễm thêm cho nguồn nước vì nó không thể nào tự mất đi.
  2. Si phông và thay nước nhiều nhất có thể. Điều này giúp pha loãng nước bị ô nhiễm trong ao tôm, giảm áp lực cho vi sinh xử lý nước trong ao. Nhưng thực tế chúng ta không thể thay 100% nước nên nước sẽ không thể sạch lại mà chỉ giảm 1 phần ô nhiễm.
  3. Chạy quạt, sục khí nhiều nhất có thể để bổ sung oxy hòa tan trong nước. Oxy càng cao thì nước càng được làm sạch nhanh do chủng vi sinh hiếu khí nó hoạt động và phân hủy chất hữu cơ trong ao tốt.
  4. Cấy men vi sinh xử lý nước loại có thể thích nghi và xử lý nhanh như loại vi sinh xử lý nước PURE AQUA của bên FLASH. Chất ô nhiễm là nguồn thức ăn của vi sinh nên vi sinh tốt nó sẽ thích những ao tôm như này. Men vi sinh xử lý nước PURE AQUA của bên mình là sản phẩm nhập khẩu của hãng vi sinh PROVENTUS CANADA không pha chiết nên hy vọng bà con ủng hộ.

Kết luận:

Nếu nước ao bạn sạch thì không thể nào có bọt dơ. Nước dơ do vi sinh xử lý nước sử dụng không tốt. Vi sinh sử dụng không tốt nên vi khuẩn có hại chắc chắn sẽ nhiều và gây bệnh cho tôm. Như vậy chọn men vi sinh tốt thì nước ao sạch mà lại phòng được bệnh cho tôm.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.