Cơ chế tạo bọt và bùn khó lắng của vi khuẩn sợi

Cơ chế tạo bọt và bùn khó lắng của vi khuẩn sợi

Nguyên nhân

Sự phát triển của vi khuẩn sợi gây hiện tượng bùn khó lắng là kết quả của việc mất cân bằng chất hữu cơ. Hầu hết nguồn gốc của sự mất cân bằng này đều liên quan đến tải trọng hữu cơ cao, thay đổi pH, nồng độ oxy hòa tan thấp, cân bằng không phù hợp giữa cacbon, nitơ và phốt pho trong nước thải. Tình trạng thường xuất hiện trong các bể sục khí của quá trình bùn hoạt tính, đôi khi đi kèm với bọt. Các chất rắn không lắng mà lơ lửng trong nước sẽ lẫn vào nước thải đầu ra

Cơ chế tạo bùn khó lắng

Một trong những vi khuẩn sợi gây bọt thường gặp nhất là chủng 021N / Thiothrix, hay còn gọi là Thiothrix. Khi lượng vi khuẩn Thiothrix tăng cao, chúng gây ra bọt thông qua hai cơ chế khác nhau. 

 

Đầu tiên, nó phá vỡ khả năng kết bông của các vi sinh hiếu khí. Các liên kết polyme sinh học dễ dàng bị đứt khi trong nước có nhiều chất rắn. Từ đó khi khuấy trộn và trên bề mặt sẽ xuất hiện bọt khí. Dần dần các bọt này dính lại và tụ thành từng khối lớn nhờ các sợi kết dính của vi khuẩn sợi . 

 

Thứ hai, là trong giai đoạn tạo bông. Khi các vi sinh đang tạo bông bùn nhưng oxy đột ngột xuống thấp gây thiếu hụt năng lượng. Bùn đã có sự kết dính nhưng chưa đủ để lắng khiến chúng bị mắc kẹt ở giữa quá trình và nổi lên trên bề mặt, gây thêm bọt.

Xử lý vi khuẩn sợi bằng clo hóa

Khử trùng bằng clo cũng là một cách hiệu quả khi lượng bùn và bọt nổi nhiều và dày đặc.

Khi khử clo tại quy trình bùn hoạt tính là việc tạo ra một lượng dư khoảng 0,1 mg/L trong nước thải để kiểm soát vi khuẩn sợi. Điểm áp dụng là lúc bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn lại từ bể lắng. Bùn sẽ tiếp xúc với dung dịch clo trong khoảng một phút trước khi được trộn bởi thiết bị sục khí. Liều clo thay đổi theo chỉ số thể tích bùn và có thể được ước tính như sau:

SVI x F x W x 8,34 x 106 = lượng clo mỗi ngày (đơn vị là pounds)

Trong đó:

SVI = Chỉ số khối lượng bùn.

F = Tỷ lệ bùn quay trở lại tính bằng triệu gallon (1gallon = 3.78L) mỗi ngày.

W = Chất rắn lơ lửng trong bùn quay trở lại tính bằng mg / L.

Công thức trên chỉ mang tính tương đối vì liều lượng clo có thể thay đổi tùy điều kiện bể. Tóm lại, clo hóa bùn cặn sẽ làm giảm chỉ số thể tích bùn. Do đó, liều lượng clo cũng cần giảm khi thấy hiện tượng bùn khó lắng có dấu hiệu giảm. Thông thường, khi clo hóa bùn nước có thể bị đục nhiều. Tuy nhiên sau một vài ngày hoạt động, nước sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Xem thêm:

Tổng hợp các vấn đề bùn khó lắng và nguyên nhân

3 cách xử lý bùn khó lắng

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.