xử lý lignin trong nước thải sản xuất giấy

Xử lý nước thải giấy bằng vi sinh hiệu quả không?

Ngành công nghiệp giấy và bột giấy từ lâu đã luôn là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất cho môi trường. Việc tối ưu hoá quá trình xử lý nước thải giấy là một điều các nhà máy đang hướng tới.

Đặc điểm nước thải giấy

Nước thải từ các nhà máy bột giấy chứa chất rắn và hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Vì đặc điểm BOD, COD và TSS cao nên ngoài xử lý hiếu khí cần kết hợp với cả kỵ khí cũng như tách rác, lắng và tuyển nổi. Phương pháp được lựa chọn phụ thuộc vào đặc tính của chất rắn cần loại bỏ.

Nhiều nước thải giấy có thể chạy trực tiếp bằng công nghệ sinh học kỵ khí + hiếu khí. Khi đó nước thải phải đảm bảo Tss đầu vào không quá 150mg/L.

Các hệ thống có tỉ lệ BOD/COD thấp nên sử dụng DAF hoặc keo tụ tạo bông trước. Với công nghệ tuyển nổi siêu nông được sản xuất trong nước giá thành rất phù hợp.

Vì sao nên dùng vi sinh để xử lý nước thải sản xuất giấy

Công nghệ xử lý sinh học được thiết kế để giảm chất ô nhiễm hòa tan dưới tác động của vi sinh vật. Các vi sinh vật sử dụng hợp chất hữu cơ này làm nguồn dinh dưỡng chính. Vì thế mà vi sinh trở thành điều kiện tiên quyết trong hầu hết các bước:

xử lý Kỵ khí

Từ năm 1980, xử lý kỵ khí được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy. Phổ biến nhất là cho nước thải có nguồn gốc từ các nhà máy giấy tái chế. Vi sinh kỵ khí có thể xử lý các chất kết tủa bán hóa chất, sulphite và kraft bay hơi từ quá trình tẩy trắng và nghiền cơ học. Khả năng thủy phân cắt mạch cacbon tốt trong môi trường kỵ khí giúp nó trở nên cần thiết. Nếu không có bể kỵ khí thì COD cao sẽ khiến bể hiếu khí thường xuyên sốc tải và nổi bọt.

 Xử lý hiếu khí:

Các vi sinh vật hiếu khí cần oxy để hỗ trợ hoạt động trao đổi chất của chúng. Trong xử lý nước thải, oxy được cung cấp cho nước thải bằng thiết bị sục khí. Xử lý hiếu khí cho phép phân hủy hoàn toàn sinh học của nước thải nhà máy giấy. Thông thường hiệu suất của bể hiếu khí sẽ từ 90% trở lên. So với quá trình kỵ khí thì quá trình hiếu khí vi sinh tạo ra rất nhiều năng lượng. Chính nguồn năng lượng này làm cho vi sinh oxy hóa nhanh chất thải sau bể kỵ khí.

Khi vận hành bể hiếu khí chúng ta cũng nên tính toán cung cấp thêm nguồn Carbon đơn giản để vi sinh dễ hấp thụ. Do tỉ lệ BOD/COD lúc nào cũng thấp nên đây sẽ là nguồn carbon để nâng BOD lên.

Bể lắng sinh học

Bể lắng sinh học nhằm mục đích tách sinh khối (bùn hoạt tính) được hình thành trong các bể hiếu khí. Chất lượng bông bùn tốt sẽ giúp việc tách nước mau chóng. Nhiều trường hợp bùn khó lắng có thể nguyên nhân do vi khuẩn sợi phát triển quá nhiều trong bể hiếu khí. Vì vậy hay luôn đảm bảo bể hiếu khí đủ dinh dưỡng để vi sinh tốt phát triển.

Bùn sau lắng  sẽ được tuần hoàn về bể hiếu khí hoặc bể chứa bùn nếu bùn dư. Nước sau đó qua bể khử trùng và nguồn tiếp nhận.

 Chọn vi sinh nào để xử lý nước thải giấy?

Flash đề xuất vi sinh nước thải giấy BALANCE từ Canada. Vì BALANCE chứa các vi sinh vật, nấm và vi khuẩn được tối ưu hoá trong môi trường nước thải giấy ô nhiễm và vẫn duy trì giảm COD hiệu quả trước khi xả ra ngoài môi trường.

Đặc biệt nấm rất phù hợp  để xử lý sinh học bột giấy và chất rắn. Thêm vào đó nấm khi kết hợp với enzyme Ligninolytic trong men vi sinh tăng hiệu suất xử lý. Ngoài phân hủy bột giấy và chất rắn, Balance có thể phá vỡ kết cấu bền của Lignin. Lignin là hợp chất làm giảm khả năng phát triển của các sinh vật khác.

 

Xem thêm: 3 thành phần khó xử lý của nước thải sản xuất giấy và bột giấy

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.