xử lý nitrat trong nước thải

Xử lý Nitrat trong nước thải bằng vi sinh Aquacure Tabs

Xử lý Nitrat trong nước thải bằng vi sinh Aquacure Tabs 

Nước thải thông thường hay gặp vấn đề về Amoni (NH3). Tuy nhiên gần đây, nhiều hệ thống xử lý Nitrat trong nước thải không đạt. Sau khi Nitrat hóa NH3 thì nitơ chuyển qua dạng NO3 và vi sinh trong bể Anoxic sẽ dễ dàng hấp thụ chúng để chuyển hóa thành N2. Chủng vi sinh khử nitrat thường biết đến là chủng Bacillus sbutillis và Psoudomonas. Các chủng này thông dụng trong nước thải vì chúng có thể giảm BOD, COD và khử Nitrat. Vì vậy khi NO3 cao bạn cần bổ sung 1 hoặc 2 chủng trên vào bể Anoxic và vận hành bể Anoxic khử Nitrat cho tốt.

xử lý nitrat trong nước thải

1. Bổ sung chủng vi sinh khử Nitrat AquaCure Tabs:

Việc bổ sung vi sinh sẽ theo liều lượng từ 5-10gram/m3/lần. Trung bình bổ sung vi sinh khoảng 2-3 lần thì sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Bùn kết bông và lắng tốt, nước đầu ra trong. Sau nên duy trì bổ sung vi sinh 1 tháng/lần.

Xem thêm: Vi sinh AquaCure Tabs

Nước đầu ra trong nhờ bổ sung AquaCure Tabs

2. Vận hành bể anoxic thế nào cho tốt?

2.1. Kiểm tra oxy hòa tan

Bể anoxic sẽ cần máy khuấy chìm, thông thường sẽ có 2 máy khuấy luân phiên để đảo trộn dòng nước và vi sinh. Quá trình đảo trộn sẽ duy trì oxy hòa tan trong nước 0.5 mg/L.

2.2. Đo pH

Sẽ có trường hợp bể Anoxic bị giảm pH, do đó để duy trì pH nên bổ sung thêm NaOH hoặc Soda để giữ mức pH ổn định khoảng 7.2

2.3. Bổ sung thêm mật đường hoặc nguồn Carbon

NO3 cao nghĩa là bạn cần phải bổ sung thêm Carbon cho cân bằng dinh dưỡng theo tỉ lệ C:N:P 100:5:1. Quá trình khử NO3 phụ thuộc vào vi sinh vì vậy phải tạo điều kiện cho nó phát triển. Thông thường 100m3/ngày thì bổ sung khoảng 2-5kg mật rỉ đường.

2.4. Tuần hoàn nước từ bể hiếu khí Aerotank

Tuần hoàn nước từ 1.5 – 2Q, nghĩa là tuần hoàn nước liên tục từ bể hiếu khí Aerotank về bể Anoxic. Nếu NO3 cao trên 50mg/L bạn nên tuần hoàn khoảng 150% lưu lượng để quá trình khử NO3 được hoàn thiện. Nếu không bể lắng sẽ có hiện tượng nổi bùn trên bề mặt và làm mất bùn vi sinh.

Xem thêm: Tổng hợp các vấn đề bùn khó lắng và nguyên nhân

bể lằng nổi bọt

Hình 3. Bể lắng nổi bọt và bùn

2.5. Tân dụng bể lắng để khử NO3

Nếu bể Anoxic không xử lý triệt để NO3 thì bể lắng là giải pháp dự phòng. Tuy nhiên, bể lắng sẽ bị nổi bọt kèm bùn nhiều trên bề mặt. Vì vậy, thường xuyên vớt bùn và điều chỉnh bơm tuần hoàn để tránh lượng bùn nổi quá nhiều, gây giảm bùn và ảnh hưởng chất lượng nước đầu ra.

Xem thêm: Quá trình nitrat hóa là gì?

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.