xu-ly-hieu-khi-nuoc-thai-thuy-san

Xử Lý Hiếu Khí Nước Thải Thủy Sản

Trong xử lý nước thải thủy sản, hầu như không cần bổ sung chất dinh dưỡng. Nhưng việc cung cấp oxy đầy đủ là rất cần thiết. Các quy trình phổ biến là xử lý hiếu khí nước thải thủy sản và xử lý kỵ khí.

Xử lý hiếu khí nước thải thủy sản

Trong bể hiếu khí, vi sinh phân giải chất hữu cơ trong nước thải khi có oxy hòa tan và chất dinh dưỡng (N và P). Các vi sinh chuyển đổi các hợp chất hữu cơ hòa tan thành CO2 và tế bào vi sinh. Các máy sục khí tạo ra oxy và cũng duy trì đảo trộn nước thải và vi sinh. Nước thải sau bể hiếu khí sẽ tràn qua bể lắng để tách bùn vi sinh và nước sau xử lý. Bùn ở nước thải thủy sản thường phát triển mạnh nên có thể tuần hoàn bể hiếu khí hoặc về bể chứa bùn.

Nên duy trì SV30 ở lượng đủ để vi sinh xử lý nước thải. Nếu SV30 quá cao có thể dẫn thiếu oxy và gây vi khuẩn sợi phát triển. Thời gian lưu của bể hiếu khí có thể 1 đến 2 ngày. Bởi vì Amoni đầu vào cao nên vi khuẩn cần có thời gian nitrat hóa hoàn toàn. 

Một vấn đề hết sức lưu ý là hiện tượng nổi bọt trên bể hiếu khí. Có nhiều nguyên nhân gây nổi bọt như dầu mỡ, vi khuẩn sợi hoặc vi sinh sốc tải. Trong đó nổi bọt do vi sinh bị vi khuẩn sợi phát triển là thường thấy nhất.

Trường hợp vi sinh bị sốc do pH giảm mạnh ở bể hiếu khí cũng có thể xảy ra khi NH3 đầu vào cao hơn 200mg/L. Khi đó pH có thể xuống mức 5 hoặc thấp hơn. Vì vậy nên bổ sung soda để tăng kiềm và ổn định pH trong bể hiếu khí.

bọt xạ khuẩn và vi khuẩn dạng sợi nổi nhiều trong bể aerotank

Xử lý hiếu khí nước thải thủy sản đòi hỏi lượng oxy cao hơn bình thường

Trái ngược với các chất thải chế biến thực phẩm khác, nước thải thủy sản dường như đòi hỏi lượng oxy cao hơn. Trong khi chất thải từ sữa, trái cây và rau quả cần khoảng 1,3 mg oxy cho mỗi mg BOD, nước thải thủy sản có thể cần tới 3 mg oxy cho mỗi mg BOD5. Một phần oxy hòa tan sẽ dùng trong quá trình Nitrat hóa nên oxy lúc nào cũng cần cao hơn.

Trường hợp thiếu oxy, vi sinh sẽ yếu dần và bông bùn bị phá vỡ. Nước thải sẽ xuất hiện nhiều bùn li ti khó lắng gây đục nước. Có hệ thống có thể kích hoạt lại vi sinh nhưng có hệ thống thì không thể kích hoạt lại được. Khi đó sẽ cần bổ sung thêm men vi sinh hiếu khí IMWT để vận hành lại bể hiếu khí. Lượng vi sinh IMWT bổ sung khoảng 5g/m3 nước thải.

men vi sinh hiếu khí xử lý BOD COD Tss nước thải

Xử lý hiếu khí loại bỏ được bao nhiêu tải trọng hữu cơ?

Thông thường, hệ thống bể hiếu khí xử lý 90 – 98% thành phần hữu cơ hoàn tan trong nước. Tuy nhiên để làm được điều đó phải cân bằng tỉ lệ C:N:P – 100:5:1 cho vi sinh hiếu khí. Thường C sẽ thiếu và nên bổ sung bằng methanol hoặc mật rỉ đường để cân bằng C.


Xem thêm:

Xử lý sơ cấp nước thải thủy sản: Quá trình lắng
5 giai đoạn vi khuẩn tồn tại trong bể hiếu khí

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.