Thực Tế Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sữa (Phần 1/2)

Nước thải nhà máy sữa

1. Chất lượng và khối lượng nước thải chế biến sữa

1.1 Dây chuyền sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa

Trong các nhà máy chế biến sữa và sản phẩm từ sữa, nước được sử dụng để rửa, làm mát, điều hòa không khí, nồi hơi, khử trùng, v.v …

nuoc-thai-che-bien-sua

Hình 3-5-1: Dây chuyền sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa

Nước thải chế biến sữa bắt nguồn từ thiết bị rửa, máy móc, sàn… Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng vô tình bị rò rỉ vào dòng nước. Hình 3-5-2 thể hiện tỉ lệ lượng nước tiêu thụ trong các quá trình khác nhau.

nuoc-thai-nha-may-sua

Hình 3-5-2: tỉ lệ lượng nước tiêu thụ trong các quá trình khác nhau.

Khoảng 60% nước thải đến từ việc sục rửa. Sau khi sản xuất xong, thiết bị được làm sạch bằng hóa chất, rửa và xả bằng nước.

1.2: Thành phần và khối lượng nước thải nhà máy sữa

Bảng 3-5-1 cho thấy các thành phần và khối lượng nước thải nhà máy sữa theo sản phẩm. Khi sản xuất sữa và các sản phẩm sữa cao điểm vào mùa hè, lượng nước thải cũng tăng theo. Tùy thuộc vào mức độ sản xuất, khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm dao động trong phạm vi 3 đến 1 theo giờ và 2 đến 1 theo ngày. Tải lượng ô nhiễm đặc biệt cao vào cuối tuần.

nuoc-thai-nha-may-sua

2. Ví dụ xử lý nước thải nhà máy sữa thực tế

Nhà máy áp dụng quá trình bùn hoạt tính.

2.1 Điều kiện thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa:

Lưu lượng nước thải:   540 m3/ 12 tiếng/ ngày  (nhà máy hoạt động 12h/ngày)
Chất lượng nước thải:  pH:      8.4
BOD:   200 mg/l
                                                  BOD:   200 mg/l
Chất lượng đầu ra:          pH:      6-8
BOD:   20 mg/l
                                                  SS:       20 mg/l
                                                  COD:   20 mg/l
                                                  Coli: < 330 mg/l

2.2 Quy trình xử lý nước thải chế biến sữa:

Khối lượng và tải lượng ô nhiễm của nước thải này biến động hàng giờ và hàng ngày. Do đó, quá trình xử lý sinh học diễn ra như sau: nước thải sau khi ở bể điều hòa sẽ chuyển qua bể sục khí. Mặc dù quy trình sục khí mở rộng đôi khi được áp dụng để ổn định khi biến động tải lượng nhưng nó cần nhiều không gian hơn quy trình bùn hoạt tính.

Trong ví dụ này, quy trình bùn hoạt tính được áp dụng. Không cần bổ sung chất dinh dưỡng vì nước thải có chứa BOD, nitơ và phốt pho theo tỷ lệ cân đối. Mặc dù lượng bùn dư trong quá trình bùn hoạt tính thường cao hơn trong quá trình sục khí mở rộng, bùn dư trong nhà máy này đã giảm xuống bằng với quá trình sục khí mở rộng nhờ tiêu hóa hiếu khí của bùn đặc.

Dòng chảy nước thải được hiển thị trong hình 3-5-3. Nước thải thô được sàng lọc các chất rắn nổi, cân bằng trong bể cân bằng và đưa vào bể sục khí. Sau khi tách bùn trong bể lắng, nó được khử trùng bằng clo rồi thải ra. Bùn dư được oxy hóa và giảmkhối lượng trong bể phân hủy hiếu khí.

nuoc-thai-che-bien-sua

Hình 3-5-3: Dòng chảy nước thải nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

Vi sinh Envirozyme 2.0 được bổ sung vào hệ thống hiếu khí để tăng khả năng xử lý BOD, COD, TSS.


Xem thêm:

3 quy trình xử lý nước thải thực phẩm
Tính chất của nước thải ngành chế biến thực phẩm
Quá trình sản xuất cao su tự nhiên (Phần 1/2)
Quá trình sản xuất cao su tự nhiên (Phần 2/2)
3 bước khử mùi hôi nước thải nhờ vi khuẩn và than hoạt tính ở Úc

 

 

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.