Sự khác nhau giữa ammonia, ammonium, nguồn gốc NH3, nitrit, nitrat trong ao tôm

Sự khác nhau giữa Ammonia và Ammonium. Nguồn gốc của NH3, NO2, NO3 trong ao tôm cá

Ammonia là một hợp chất của nitơ và hydro với công thức NH3. Ammonia là một chất khí không màu, có mùi hăng đặc trưng. Đây là chất thải nitơ phổ biến, đặc biệt là của các sinh vật sống dưới nước, và góp phần đáng kể vào nhu cầu dinh dưỡng của các sinh vật trên cạn vì là tiền chất của 45% lương thực và phân bón trên thế giới [12]. Mặc dù phổ biến trong tự nhiên – cả trên cạn và ở các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời, ammonia vừa ăn da vừa nguy hiểm ở dạng đậm đặc. Tại Hoa Kỳ, nó được phân loại là một chất cực kỳ nguy hiểm và phải tuân theo các yêu cầu báo cáo nghiêm ngặt của các cơ sở sản xuất, lưu trữ hoặc sử dụng với số lượng đáng kể. [13] – Wikipedia

Ammonia là chất khí nhưng rất dễ hòa tan vào nước.

NH3 + H2O = NH4+ + OH

Do đó trong môi trường nước Ammonia ở 2 dạng: Ammonium NH4+ ( ion hóa) hay Ammonia NH3 (không ion hóa). Tỷ lệ Ammoni không ion hóa có trong nước phụ thuộc vào pH và nhiệt độ theo. Tỉ lệ này rất quan trọng giúp kiểm soát Ammonia và Ammonium (khí độc) lên cao trong ao mà không ảnh hưởng nhiều đến tôm cá.

Cả 2 dạng Ammonium và Ammonia đều có khả năng gây độc cho tôm cá. Tuy nhiên dạng không ion hóa có tác động độc nhiều hơn. Ngoài ra, tỷ lệ Ammonia NH3 cũng bị ảnh hưởng bởi độ mặn. Khi độ mặn tăng, độ độc NH3 cũng bị giảm đi.

Nguồn gốc của NH3 trong ao tôm cá

– Là do sự phân hủy của các hợp chất protein. Trong quá trình tiêu hóa, tôm cá thải ra khoảng 90% của hợp chất nitơ là ammonia, ngoài ra còn có urea, creatine. Ví dụ: tốc độ bài tiết ammonia của động vật phiêu sinh là 0.16-0.6 microgram N/mg/ngày.

– Là do sự phân hủy chất hữu cơ của các loại phân bón hữu cơ, động vật thủy sinh chết, thức ăn thừa.

Nguồn gốc của Nitrit (NO2), Nitrat (NO3)

Nitrit (NO2)

Nitrit là sản phẩm của quá trình nitrit hóa để tạo thành nitrat. Nhóm vi khuẩn nitrat hóa thực hiện sự chuyển hóa nitrit thành nitrat

NH4+ + 1.5O2 -> NO2 + H2 + H2O

Năng lượng sinh ra được vi khuẩn nitrat hóa sử dụng để khử CO2 thành chất hữu cơ. NO2 có hàm lượng tương đối thấp trong nước tự nhiên. Nitrit ở tầng mặt ít hơn tầng đáy.

Nitrat (NO3) là sản phẩm của quá trình nitrat hóa.  

N2 + O2 -> 2NO2

2NO2 + H2O -> HNO2 + HNO3

NO2- + 0.5O2 -> NO3-

Nitrat (NO3) là một trong những dạng đạm được thực vật hấp thụ dễ dàng nhất, không độc hại đối với tôm cá. Khi hàm lượng nitrat trong ao thấp thì tảo lam phát triển mạnh. Khi hàm lượng nitrat trong nước cao (lớn hơn 2ppm) thì tảo lục và tỏa khuê sẽ phát triển mạnh. Hàm lượng Nitrat thích hợp cho các ao nuôi cá là 2-3ppm. tuy nhiên, hàm lượng này thường không đủ trong môi trường nước tự nhiên do đó việc bón phân cho ao tôm cá là cần thiết.

Ảnh hưởng của NH3 và NO2 đối với tôm cá

Hàm lượng NH3 gây chết cho tôm cá phụ thuộc vào từng loại và điều kiện môi trường. Khi lượng NH3 cao nhưng chưa tới ngưỡng gây chết cho tôm cá, chúng sẽ gây ảnh hưởng sau:

Gia tăng tính mẫn cảm của tôm cá đối với điều kiện không thuận lợi của môi trường nhưn sự biến động của nhiệt độ, sự thiếu oxy.

– Ức chế sự sinh tưởng bình thường

– Giảm khả năng sinh sản

– Giảm khả năng chống bệnh

Hàm lượng NH3 an toàn là bao nhiêu?

Hàm lượng NH3 quá thấp cũng không tốt cho tôm cá. Nồng độ NH3 thích hợp cho các ao tôm cá nên ở mức giới hạn <0.1ppm

Hàm lượng NO2 cho phép trong ao nuôi là 0.01 – 1.7ppm. Nồng độ thích hợp nhất là 0.01 – 0.1 ppm. Nồng độ nitrit gây chết cho cá còn phụ thuộc vào từng loài thông thường nồng độ nitrat lớn hơn 1.7ppm có thể gây chết tôm cá.

Tác dụng độc hại của NO2 đối với tôm cá là chúng kết hợp với Hemoglobin của máu để hình thành Methemoglobine ( có màu nâu) ngăn cản việc Hemoglobine kết hợp với oxy và vì vậy oxy khó có thể đi đến các thế bào trong cơ thể sinh vật

Hb + NO2-  = Met – Hb

Tính độc hại của NO2 sẽ giảm ở những ao trong vùng có khí hậu ấm hay có độ mặn gia tăng. Trong vùng nước có tỷ lệ các ion thấp, khi hàm lượng NO2 tăng cao, tôm cá sẽ hấp thu NO2 thay vì choride từ đó gia tăng tính độc của NO2.

Nguồn: Chất lượng môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản.

Để giảm khí độc (ammonia và ammonium) trong ao nuôi tôm bạn có thể sử dụng men vi sinh giảm khí độc POND START của hãng Proventus Bioscience Canada. POND START chứa các chủng vi sinh Nitrat hóa dị dưỡng với mật độ 10 tỷ vi khuẩn/gram. Sử dụng trung bình 100gram cho 1000m3 nước, định kỳ 5-7 ngày dùng 1 lần.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.