nước ao tôm bị phèn

Nước ao tôm bị phèn do đâu?

Nước ao tôm bị phèn ngày càng trở nên phổ biến khi có sự chuyển đổi quy mô lớn các khu đầm lầy thành vùng nuôi tôm trong thời gian gần đây. Tỉ lệ đất phèn tiềm tàng trở thành đất phèn cũng gia tăng đáng kể. Đất phèn chiếm hơn 1.6 triệu ha, hoặc hơn 40% diện tích đất của Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyên nhân dẫn tới nước ao tôm bị phèn

Nước ao tôm cá được lấy ở những vùng nước lợ ven biển hay một số vùng nước ngọt có thể có pH thấp. Lý do những vùng này được hình thành từ các đầm lầy có đất phèn tiềm tàng. Do quá trình đào ao đã đưa lớp đất phèn lên tầng mặt, dưới tác động của oxy hóa và rửa trôi, axit sulfuric (H2SO4) sinh ra từ đất phèn sẽ theo nước mưa hay nước cung cấp vào ao làm giảm pH nước ao.

Xem thêm: pH nước ao tôm cá có ảnh hưởng như thế nào?

pH trong ao tôm ảnh hưởng thế nào flash ct

Đất phèn hình thành do đâu?

Đất phèn được hình thành do quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí có sự hiện diện của các vi khuẩn ưa sulfate. Khi trong đất có hydroxit sắt, H2S sẽ kết hợp chất sắt này để hình thành sulfur sắt, pyrit sắt (FeS2)

Trong điều kiện yếm khí Pyrit vẫn còn ở dạng trơ được gọi là đất phèn tiềm tàng. Khi nó được tiếp xúc với oxy thông qua tự nhiên ( ví dụ như giảm mực nước trong mùa khô) hoặc do con người (ví dụ như khai thông dòng nước, đào xới), đất phèn tiềm tàng trở thành đất phèn. Đặc điểm chính là khi lớp đất phèn tiềm tàng được phơi bày ra, tiếp xúc với oxy trong không khí tạo nồng độ axit cao trong đất. 

FeS2 + 3.5O2 + H2O -> FeSO4 + H2SO4

2FeSO4 + 0.5O2 + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + H2O

FeS2 + 7Fe2(SO4)3 + H2SO4 -> 15FeSO4 + 8H2SO4

Trong điều kiện môi trường axit, pyrite sắt rất nhanh chóng bị oxy hóa chuyển thành Fe2(SO4)3, và dưới tác động của vi khuẩn Thiobacillus, FeSO4 sẽ chuyển thành Fe2(SO4)3. Hơn nữa, Fe2(SO4)3 có thể bị thủy phân thành hydroxit sắt.

Ngoài ra, Fe2(SO4)3 cũng có thể phản ứng với pyrite sắt để trở thành sulfur, và sulfur có thể bị oxy hóa dưới tác động của vi khuẩn để hình thành axit sulfuric

Fe2(SO4)3 + FeS2 -> 2FeSO4 + 2S

S + 1.5O2 + H2O -> H2SO4

Nước ao tôm bị phèn có độc không?

Axit sulfuric hình thành ở trong đất trong tiến trình này sẽ hòa tan Al, Mn, Zn, Cu có trong đất. Vì vậy nước phèn không những có pH thấp mà còn có thể chứa các kim loại nặng gây độc.

Đất axit sulphate còn gọi là đất phèn hình thành ngay khi quá trình oxy hóa pyrite sắt xảy ra. Tuy nhiên tiến trình này có thể chưa chấm dứt. Ferric hydroxit có thể phản ứng với một số bazơ bị hấp thụ trong đất phèn như potassium để hình thành Jarosite (KFe3(SO4)2(OH)6.2H2O). Màu vàng đậm của khoáng Jarosite thỉnh thoảng thấy trên bề mặt của đất phèn.

Ảnh hưởng của nước ao tôm bị phèn

Ao tôm bị phèn thì tôm chậm lớn. Xử lý phèn trong ao tôm, có 1 cách tự nhiên và hầu như ko tốn kém, đó là oxy hóa: chạy quạt nước, tăng sục khí, hoặc phun mưa hoặc venturi. Sau khi phèn đã được oxy hóa kết tủa thì để dùng PAC trợ lắng sau đó siphon.

Nguồn: Tổng hợp chất lượng môi trường nước trong nuôi thủy sản

Xem thêm: 3 loại vi sinh xử lý đáy và nước ao

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.