khi nào cần sử dụng màng MBR?

Màng MBR là gì? Khi nào cần sử dụng MBR trong xử lý nước thải?

Màng MBR là gì?

Màng MBR đã không còn quá xa lạ với các kỹ sư cũng như các công ty xử lý nước thải ở Việt Nam. MBR là công nghệ xử lý nước thải kết hợp màng vi lọc hoặc siêu lọc với quá trình xử lý sinh học. Công nghệ MBR đặc biệt hỗ trợ quá trình hiếu khí, với khả năng lọc cực kỳ hiệu quả. Hiện nay nó được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.

công nghệ màng lọc MBR là gì

Loại nước thải nào thích hợp dùng công nghệ MBR

Công nghệ MBR hiện nay có thể áp dụng được cho hầu hết các loại hình nước thải từ sinh hoạt đến nước công nghiệp. Thực tế, đa phần MBR chỉ ứng dụng nhiều nhất cho nước thải sinh hoạt, nước thải y tế. Nói chung là các hệ thống xử lý không có diện tích lớn để xây dựng kiểu truyền thống. COD<1000 mg/L là phù hợp nhất để sử dụng công nghệ MBR.

Ưu điểm của màng MBR

Khả năng lọc: MBR có kích thước lỗ màng khoảng 0.03 micro. Kích thước lỗ trên màng nhỏ nên MBR thể lọc được hầu hết các thành phần ô nhiễm trong nước, kể cả vi khuẩn. Khả năng lọc tốt nên nước thải đầu ra dễ đạt QCVN. Khi áp dụng công nghệ MBR, bạn tiết kiệm được diện tích bể lắng và bể khử trùng. 

Tiết kiệm diện tích rất có ích đối với các nơi không có đất để xây hệ thống như tòa nhà, trung tâm thương mại, phòng khám, … Với kích thước lắp đặt nhỏ thì màng MBR là thiết bị lý tưởng nhất.

Nhược điểm của màng MBR

Nhược điểm của công nghệ MBR là nó đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều máy móc và hệ thống điều khiển tự động. Dù cần đầu tư nhiều là vậy, tuổi thọ màng MBR chỉ từ 2-5 năm. Từ đó mà đã phát sinh nhiều vấn đề về bảo trì. Có màng sau 2 năm bị đứt, cần phải thay thế màng mới. 

Khả năng chịu tải MLSS cao (>10.000 mg/L) đôi khi cũng là nhược điểm. Bạn cần thường xuyên chà rửa màng MBR. MLSS cao sẽ khiến màng dễ bị bám bẩn bởi chất thải và vi sinh gây tắc nghẽn. Chính vì vậy quy trình rửa ngược sẽ được cài đặt để vận hành liên tục. Tùy điều kiện mà từ 3-6 tháng, cần phải rửa màng MBR bằng hóa chất để tiêu diệt vi khuẩn bám và làm sạch màng.

Công suất phù hợp nhất để MBR hoạt động hiệu quả

Công suất cao nhất mà Flash đã gặp có lưu lượng 1.200m3/ngày đêm. Đây là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của tổ hợp khách sạn du lịch. Ngoài hệ thống trên thì đa phần các hệ thống chỉ có lượng lượng <300m3/ngày đêm. 

Tóm lại: công nghệ MBR tốt nhất nên áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải không có diện tích xây dựng. Cụ thể COD thấp <1000mg/L, chi phí đầu và người vận hành am hiểu công nghệ.

vi sinh xử lý nước thải IMWT

Khi áp dụng công nghệ MBR, bạn có thể kết hợp men vi sinh hiếu khí IMWT – Canada để tăng hiệu suất xử lý hệ thống. phân hủy nhanh chất hữu cơ, làm giảm COD. Từ đó giúp giảm tải cho MBR và giúp tăng tuổi thọ của chúng.

 

 

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.