he loc tuan hoa trong be nuoi ca canh

Hệ lọc tuần hoàn trong bể nuôi cá cảnh

Bể nuôi cá cảnh hiện đại thường đi kèm với hệ lọc tuần hoàn hoặc hệ thống làm sạch tự động nhằm tiết kiệm thời gian dọn bể. Bài viết sẽ cung cấp một số hiểu biết về hệ lọc tuần hoàn và cách để kéo dài tuổi thọ của bộ lọc.

Vì sao bể nuôi cá cảnh cần có hệ lọc tuần hoàn?

Có 2 kiểu hệ lọc: Lọc cơ học và lọc sinh học. Trong các bể nuôi cá cảnh thông thường có sử dụng hệ lọc cơ học, còn lọc sinh học là tuỳ chọn.

Hệ lọc cơ học

Lọc cơ học trong bể nuôi cá cảnh chỉ có tác dụng làm giảm độ đục trong bể nuôi. Nguyên tắc chung là cho dòng chảy chảy qua các bể chứa vật liệu lọc nhằm mục đích tách và lắng các chất lơ lửng ra khỏi nước.

Có nhiều cách để làm bộ lọc cơ học: lắng, lọc qua màng, dùng phương pháp keo tụ… vật liệu lọc là cát, đá (bao gồm đá sỏi, đá thạch anh, đá san hô…), than, nhựa, bông gòn hoặc lọc bằng xác tảo khuê.

Cách vận hành bể lọc cơ học

Nước được cho chảy vào bể lọc với tốc độ chậm để các vật liệu lọc có đủ thời gian để lọc các tạp chất. Bông gòn dùng trong bể lọc phải được vệ sinh thường xuyên (1 lần/ngày). Các vật liệu khác nên được rửa 1-2 lần/tuần. Máy bơm nên hoạt động tối thiểu 16-20 giờ/ngày để đảm bảo tổng thể tích nước bể nuôi cá được luân chuyển qua hệ thống lọc ít nhất 3 lần/ngày.

Hệ lọc sinh học

San hô thường được sử dụng như là vật liệu lọc trong bể lọc sinh học. Thông thường, bể lọc sinh học được thiết kế cùng với bể lọc cơ học trong bể nuôi cá cảnh.

Các bể lọc nhất thiết phải đúng trình tự nhằm đảm bảo nước được tái sử dụng tốt nhất. Sơ đồ sắp xếp các bể lọc trong hệ thống tuần hoàn như sau:

Bể nuôi cá → bể lọc cơ học (bông gòn) → Bể lọc sinh học (san hô/cát + than hoạt tính) → máy bơm → bể nuôi cá

Bể lọc sinh học thường có hai hay nhiều ngăn để tăng hiệu quả xử lý của vi khuẩn. Trong bể lọc có thể thêm giá thể để tăng diện tích tiếp xúc giữa vi khuẩn với chất thải. Tăng thời gian lưu nước trong bể lọc cũng là cách hay để vi khuẩn có thời gian xử lý nước tốt hơn.  Tăng thời gian lưu bằng cách tăng thể tích của hệ lọc sinh học.

Thời gian khởi động bể lọc sinh học là từ 7-10 ngày. Trong thường hợp có nhu cầu thả cá sớm hơn, cần bổ sung vi sinh xử lý nước Pure Aqua để tăng mật độ vi khuẩn có lợi trong bể lọc. Việc bổ sung lợi khuẩn là rất cần thiết. Khi có lợi khuẩn chúng sẽ ức chế các vi khuẩn gây bệnh, nấm có hại. Men vi sinh xử lý nước Pure Aqua cần bổ sung khoảng 5gram/m3 nước cho 1 lần cấy men.

Vệ sinh bộ lọc tuần hoàn trong bể nuôi cá cảnh

Nếu dùng san hô, cát phải được rửa sạch trước khi cho vào bể. 3 tháng phải được súc rửa bể lọc một lần. San hô, cát cũ có thể được xử lý bằng nước nhiều lần, phơi khô để sử dụng lại. Than hoạt tính sử dụng trong bể lọc tùy theo lượng nước và lượng cá. Thay đổi (thay mới hay súc rửa) vật liệu lọc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nuôi. Vì vậy, nên giữ lại nước cũ trong hồ nuôi để bể lọc tương đối ổn định. Ngược lại, nếu cần thay nước 100%, phải giữ nguyên bể lọc để môi trường nước mới không bị thay đổi quá đột ngột làm shock cá.

Nguồn: Tổng hợp, chất lượng môi trường nước trong ao nuôi trồng thủy sản

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.