Quá trình hoạt động công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất nên nước thải cũng khó xử lý hơn. Để mang lại hiệu quả triệt để cần kết hợp nhiều phương pháp từ hoá lý đến sử dụng vi sinh để giảm BOD, COD, TSS. Vậy vi sinh xử lý nước thải công nghiệp có những gì và hoạt động ra sao?
Các loại vi sinh xử lý nước thải công nghiệp
Có thể phân biệt vi sinh XLNT theo 02 nhóm vi sinh chính: tự dưỡng và dị dưỡng.
Sinh vật tự dưỡng chỉ cần các chất đơn giản xung quanh để tổng hợp tế bào. Chúng sản xuất ra các hợp chất hữu cơ phức tạp (ví dụ như carbohydrate, chất béo và protein) với nguồn năng lượng từ ánh sáng (quang hợp).
Vi sinh dị dưỡng là một nhóm sinh vật tiêu thụ carbon hữu cơ để và duy trì sự sống. Chúng cũng dùng ánh sáng mặt trời & hợp chất vô cơ để tạo ra carbohydrate, mỡ, và protein.

So sánh vi sinh tự dưỡng và dị dưỡng trong hoạt động xử lý nước thải công nghiệp
Mức tiêu thụ oxy của vi sinh dị dưỡng là 1.42mg/L, tự dưỡng ở cùng điều kiện sẽ cần nhiều oxy hơn, khoảng 4.57 mg/L. Cũng vì vậy mà vi sinh tự dưỡng sẽ cần độ kiềm trong nước khá cao để hoạt động. Có thể thấy, vi sinh dị dưỡng khả năng sống sót sót cao, chịu đựng được môi trường khắc nghiệt.
Vi sinh tự dưỡng có tốc độ nhân đôi chậm hơn, vì thế trong cùng 1 thời gian vi sinh tự dưỡng tiêu thụ được ít cơ chất hơn.
Nên chọn bổ sung vi sinh tự dưỡng hay dị dưỡng cho hệ thống xử lý hiếu khí?
Khi nuôi cấy vi sinh mọi người cần phải hiểu rõ về chủng vi sinh mình sử dụng để vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn có hiệu quả xử lý cao. Nếu nước thải chứa thành phần phức tạp, khó phân huỷ thì hãy chọn vi sinh dị dưỡng và ngược lại.
Các sản phẩm bổ sung có chứa vi sinh xử lý nước thải công nghiệp

Hiện nay vi sinh trên thị trường hầu như được bổ sung khá nhiều các loại vi sinh dị dưỡng như Bacillus. Trong đó IMWT là dòng sản phẩm xử lý nước thải được tối ưu hoá khả năng của vi sinh hiếu khí. Điều này giúp tăng hiệu quả của IMWT trong quá trình làm giảm BOD, COD, TSS và các chất hữu cơ khác trong nước thải.

Để xử lý amoni/ nitơ, hãy chọn các chủng vi sinh sử dụng nitơ làm năng lượng để tổng hợp tế bào. Đây chính là quá trình nitrat hóa thường được nhắc đến khi xử lý amoni. Trong Quick Start có vi sinh Pseudomonas rất lý tưởng để làm nhiệm vụ này. Mật độ vi sinh >10.000.000.000 con/gram giúp giảm 40-50% Amoni trong vòng 12-24h.

Cuối cùng là dành cho nước thải công nghiệp nặng, thành phần độc hại. Thường sẽ cần đến xử lý kỵ khí bằng AD-Boost để xử lý BOD cao >1000ng/L (dệt nhuộm, cao su,…)