cách xử lý bùn đáy ao tôm

Bùn đáy ao nuôi tôm có hại như thế nào? Cách xử lý bùn đáy ao tôm?

Hiện nay diện tích ao nuôi tôm ngày càng được mở rộng nhanh chóng, làm cho điều kiện ao nuôi xấu đi và dịch bệnh bùng phát. Trong quá trình nuôi thâm canh, thức ăn được sử dụng nhiều hơn, tôm hấp thụ không hết dẫn đến dư thừa và tích tụ thành bùn ở đáy ao. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn thừa, trong phân tan ra và làm ô nhiễm nước ao. Đáy ao bị ô nhiễm cũng các tác nhân gây bệnh cho tôm trú ẩn và sinh sản. Vậy bùn đáy ao nuôi tôm có hại như thế nào? Cách xử lý ra làm sao?

Bùn đáy ao nuôi tôm là nơi trú ẩn của mầm bệnh

Khi bùn đáy ao giàu chất hữu cơ kết hợp với môi trường kỵ khí ở đáy ao sẽ tạo ra một điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật gây bệnh sinh sổi nảy nở hoặc tạo ra các khí độc hại. Khi bùn đáy ao bị xáo trộn – ví dụ như do người nuôi tôm di chuyển bên trong ao – các vi sinh vật này lơ lửng giống trong một đám mây các hợp chất độc hại. Khi ở trạng thái lơ lửng, cả các hợp chất độc hại và mầm bệnh đều có nhiều khả năng gây hại cho tôm.

bùn đáy ao tôm

Thực tế là không thể có một môi trường nuôi trồng thủy sản 100% hiếu khí. Các vùng kỵ khí nhỏ và trung bình trong ao là khá phổ biến, ngay cả khi mức oxy hòa tan (DO) trong nước cao. Môi trường kỵ khí hiện diện bên trong hầu hết các màng sinh học (lớp nhớt của vi sinh vật bám trên bề mặt bạt) vì oxy chỉ có thể xuyên qua lớp mỏng trên cùng của màng sinh học.

Để cải thiện môi trường sống cho tôm, nên cố gắng hạn chế các vùng kỵ khí tiềm ẩn bằng cách đảm bảo luôn duy trì mức DO cao. Mức DO cao giúp quần thể vi sinh vật hiếu khí trong nước loại bỏ các hợp chất độc hại, giảm thiểu bùn kỵ khí được sản sinh ra, nhờ đó giảm thiểu tác hại của bùn kỵ khí.

Bùn đáy ao nuôi tôm làm sản sinh các khí độc có hại

Trong bùn đáy ao tôm rất giàu các vi khuẩn kỵ khí. Chúng phân hủy chất hữu cơ mà không sử dụng oxy. Vi khuẩn kỵ khí lấy năng lượng từ việc khử các hợp chất vô cơ bị oxy hóa như nitrat (NO3 -) hoặc sunfat (SO4 =), tạo ra các chất không bị oxy hóa hoàn toàn, chẳng hạn như rượu, xeton và axit hữu cơ. Ngoài ra, quá trình kỵ khí của vi sinh vật có thể tạo ra một số chất có độc tính cao đối với tôm cá, chẳng hạn như amoniac, nitrit và hydro sulfua (Bảng 1).

Bảng 1. Quá trình kỵ khí của nitrogen and sulfur

Quá trìnhNguyên liệuSản phẩmẢnh hưởng lên tôm cá
Quá trình phản nitrat hóaNitrat (NO3-)Khí Nitơ (N2)
Nitrit (NO2-)
Có lợi
Có hại
Hô hấp nitratNitrat (NO3-)Nitrite
Ammonia (NH3)
Có hại
Có hại
Khử SulfurSOx, SulfurHydrogen Sulfide (H2S)Có hại

Quá trình chuyển đổi kỵ khí của nitrat thành nitrit và amoniac gây hại với tôm cá. Khi nồng độ các chất này tăng lên, tôm sẽ bị căng thẳng và suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến bệnh tật và thậm chí chết đi nếu ở nồng độ cao. Hydrogen sulfide là một chất diệt khuẩn, ảnh hưởng đến cơ chế hấp thụ oxy bên trong tế bào bằng cách liên kết với các nhóm kim loại nặng trong hệ thống cytochrome. Vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến hô hấp ở tôm, khi ở nồng độ dưới mức gây chết, nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch của tôm và khiến tôm dễ mắc bệnh hơn. 

Cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm

Canh nhá cho tôm ăn vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sản sinh bùn đáy:

Napaumpaiporn và Churcild (2013), trong một nghiên cứu tôm L. Vannamei đã so sánh hiệu quả của ba phương pháp cho ăn:

(1) cho ăn thủ công bốn lần một ngày; (2) cho ăn tự động dùng bộ đếm giờ; và (3) cho ăn tự động bằng bộ dò âm thanh phát ra khi đang cho tôm ăn. Các thí nghiệm được thực hiện trong các ao diện tích 1 ha, thả 75 con/m2.

Kết quả thực nghiệm sau 120 ngày cho thấy mức độ tôm tăng trưởng hàng ngày của phương pháp 2 và 3 là 0,21 và 0,24 g/ngày, cao hơn đối với phương pháp 1 (0,18 g/ngày). Trọng lượng cuối cùng của tôm áp dụng phương pháp 3 là 24,5 g, lớn hơn đáng kể so với phương pháp 1 (15,9 g). Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao nhất ở phương pháp 1 (1,6), cao hơn đáng kể so với phương pháp 2 (1,4) và phương pháp 3 (1,3).

Cho ăn tự động tăng hiệu suất 10% so với việc rải thức ăn thủ công. Để có mức cho ăn hợp lý, bạn cũng cần tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Duy trì mức DO cao trong suốt thời gian nuôi:

Duy trì nồng độ DO cao (>4mg/L) trong nước là vô cùng quan trọng cho sự sống còn của tôm. Ở mức DO thấp, tôm bị căng thẳng, không tiêu hóa thức ăn hiệu quả và dễ bị bệnh.

Mức DO cao sẽ giúp thay đổi thành phần của quần thể vi sinh vật, lúc này  vi khuẩn hiếu khí sẽ chiếm ưu thế. Các vi sinh vật gây bệnh thường là kỵ khí hoặc kỵ khí tùy nghi, vì chúng sống và tồn tại trong cơ thể tôm – một môi trường nghèo oxy. Do đó, duy trì hàm lượng DO cao trong ao  sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể vi sinh vật không gây bệnh chiếm ưu thế.

Nếu lượng oxy được cung cấp nhiều (như trong các ao thâm canh). Bùn sẽ lơ lửng (ngăn chặn sự tích tụ của nó ở đáy) và làm thức ăn cho tôm dưới dạng các bông vi sinh vật (biofloc).

Đảm bảo đủ mật độ vi khuẩn hiếu khí để cạnh tranh với vi khuẩn kỵ khí

Vi khuẩn được chia thành ba nhóm, dựa trên nhu cầu oxy tự do. Các vi sinh vật kỵ khí có thể phát triển và sinh sản khi không có oxy. Chúng chiếm phần lớn trong số các vi sinh sống trong ao tôm. Các vi sinh vật kỵ khí không thể phát triển và sinh sản trong điều kiện có oxy. Chúng hiện diện hầu hết trong các vùng yếm khí và các góc ao. Các vi sinh vật hiếu khí thì cần oxy để phát triển và sinh sản.

Để tăng mật độ vi khuẩn hiếu khí và làm sạch nước, bạn có thể bổ sung vi sinh xử lý nước Pure Aqua với mật độ 10 tỷ con/gram. Ngoài xử lý chất hữu cơ dư thừa, cải thiện độ trong và chất lượng nước.  Pure Aqua còn bổ sung Glucan beta 1, 3 giúp tăng sức đề kháng cho tôm.

vi sinh xử lý nước Pure Aqua

Xử lý bùn đáy ao bằng vi sinh

Ảnh hưởng tiêu cực của bùn đáy đối với tôm rõ ràng hơn khi có sự hiện diện của vi rút, chẳng hạn như WSSV. Vì tôm bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh hoặc vi khuẩn cơ hội thì dễ bị nhiễm vi rút hơn. Do đó, bằng cách tăng nồng độ DO và giảm tích tụ bùn, số lượng vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn cơ hội trong ao nuôi tôm được giảm thiểu và tỷ lệ tôm bị bệnh do vi rút sẽ thấp hơn.

men vi sinh xử lý đáy AquaCure Tabs

Sử dụng vi sinh xử lý bùn đáy ao giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy bùn đáy ao tôm, hạn chế các vùng kỵ khí. Nhờ đó giảm thiểu khí độc và mầm bệnh phát sinh. Vi sinh xử lý đáy AquaCure Tabs có các công dụng:

  1. Phân hủy nhanh bùn đáy ao, cặn lợn cợn nhờ mật độ cực cao, 10.000.000.000 con/gram và 5 chủng vi sinh vật hiệu quả cao được chọn lọc kỹ càng
  2. Hạn chế khí độc H2S, NO2, NO3, NH3 nhờ giảm bùn đáy ao tích tụ, giúp giảm thiểu khí độc phát sinh
  3. Giảm thời gian oxy hóa bùn đáy ao: AquaCure Tabs có khả năng xử lý nhanh chóng, giúp giảm thời gian oxy hóa bùn đáy ao

Xi phong và loại bỏ bùn trong ao định kỳ

Nguồn tham khảo: globalseafood.org

Xem thêm: 3 loại vi sinh xử lý đáy và nước ao

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.