bể aerotank là gì? Các sự cố thường gặp và cách xử lý

Bể aerotank là gì? Các sự cố thường gặp và cách xử lý

Bể aerotank (bể hiếu khí) đóng vai trò cực kỳ quan trọng để xử lý nước thải. Nhưng khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, các sự cố thường phát sinh ở bể aerotank.

1. Bể aerotank là gì?

Bể Aerotank là bể hiếu khí để xử lý thành phần hữu cơ trong nước thải bằng quá trình oxy hóa hiếu khí. Hoạt động này được thực hiện bởi các vi sinh vật hiếu khí. Hệ thống sục khí trong bể aerotank hoạt động liên tục để vi sinh hoạt động tốt nhất.

Hầu hết các nhà máy duy trì DO khoảng 2 mg/L hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, khi DO nhỏ hơn 2 mg/L, các vi sinh vật ở trung tâm bông bùn có thể chết vì các vi sinh vật bên ngoài bông bùn sử dụng hết DO trước. Oxy hòa tan trong khoảng 2-3.5 mg/L là tối ưu nhất. Biết mức DO trong hệ thống mình là bao nhiêu là rất quan trọng. Bạn có thể đọc chỉ số ở máy quan trắc, hoặc ở máy đo oxy hòa tan cầm tay.

kiểm tra nước thải sinh hoạt

Xem thêm: Bể hiếu khí là gì? Có tác dụng như thế nào?

2. Các vấn đề thường gặp ở bể aerotank và cách phòng tránh

2.1 Hệ thống quá tải BOD và COD

Khi thiết kế bể aerotank, các kỹ sư đã tính toán tỉ lệ BOD/COD lớn hơn 0.5 là phù hợp. Khi dưới mức này, đặc biệt là trong thời gian dài, các sự cố dễ xảy ra. Quá tải BOD cũng là một trong những vấn đề phổ biến nhất gặp phải trong bể aerotank.

Giả sử một hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để xử lý 1.000 mg/L BOD mỗi ngày. Khi giới hạn này bị vượt, hệ thống khó mà xử lý nước thải đạt chuẩn. BOD dư thừa còn làm giảm oxy hòa tan trong bể hiếu khí và tạo ra môi trường thiếu khí. Hệ thống lúc này dễ có mùi hôi và bùn nổi trong bể hiếu khí.

khử BOD trước khi xử lý amoni, nitơ

Cách phòng tránh:

Bạn cần điều hòa nước thải mùa cao điểm, hoặc nhà máy sẽ phải cải tạo. Nếu không sẽ phải nâng cấp bể nước thải, trang bị thêm thiết bị sục khí. Bạn cũng có thể chuyển lượng nước dư thừa cho khu công nghiệp xử lý, nhưng chi phí sẽ mắc hơn. Vì lý do này, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia xử lý nước thải trước khi xây dựng ban đầu. Hoặc khi nâng cấp để đảm bảo hệ thống xử lý nước thải không gặp sự cố dù lượng nước thải đầu vào thay đổi.

Cách xử lý tạm thời: Bổ sung vi khuẩn xử lý BOD hiệu quả để đẩy nhanh quá trình xử lý nước thải. 

vi sinh xử lý nước thải IMWT; bùn khó lắng trong bể hiếu khí

2.2 Bể aerotank bị nổi bọt

Hầu hết các bể aerotank đều nổi bọt. Có khi chỉ là một ít bọt trắng nổi. Có khi bọt nâu nhớt nổi nhiều và tràn qua các khu vực xung quanh. Thỉnh thoảng bọt trôi qua bể lắng và làm tăng TSS đầu ra. Có 4 loại bọt nổi nhiều ở bể aerotank của hệ thống nước thải sinh hoạt và công nghiệp: 

  • Bọt sinh học: Đây là bọt nhẹ nổi nhiều ở bể aerotank. Bọt sinh học có màu trắng hoặc nâu sáng, dễ xẹp khi tưới nước lên. Chúng lành tính và không có ảnh hưởng bất lợi nào.
  • Bọt chất béo dầu mỡ: màu nâu nhạt, hơi vàng, có vẻ nhớt và dính. Bọt này có mùi hôi khó chịu. Các hệ thống nước thải chế biến thực phẩm, sữa hoặc hóa dầu có các thành phần kỵ nước.
  • Bọt chất hoạt động bề mặt: màu trắng, xốp và cực kỳ nhẹ, có thể bay lơ lửng khi có gió thổi mạnh. Bọt chất hoạt động bề mặt được tạo ra bởi các hóa chất dùng trong sản xuất và chất tẩy rửa. Chúng nổi nhiều ở bể aerotank hệ thống nước thải tòa nhà, nhà hàng, khách sạn, nhất là vào mùa cao điểm. 
  • Bọt xạ khuẩn và vi khuẩn dạng sợi: Khá giống với bọt chất béo, dầu, mỡ. Bọt xạ khuẩn và vi khuẩn dạng sợi thường nhờn, có màu nâu. Một số sinh vật nước thải có các polyme kỵ nước. Polyme này tạo ra một loại váng bọt mỡ nhờn, màu nâu thường được gọi là bọt xạ khuẩn theo tên loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra bọt.

Chi tiết 4 loại bọt nổi nhiều ở bể aerotank và hướng xử lý tại đây: ​​https://flashct.vn/home/xac-dinh-4-loai-bot-noi-nhieu-o-be-aerotank/

bọt nổi nhiều ở bể aerotank

2.3 Bùn ít hoặc lơ lửng khó lắng

Bùn vi sinh khó lắng là hiện tượng hay gặp ở bể lắng bùn, bể hiếu khí…. Nguyên nhân là do các vi sinh yếu không có khả năng kết bông bùn hoặc do vi khuẩn dạng sợi. Vi khuẩn dạng sợi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho bùn vi sinh khó lắng và nổi trên bề mặt bể. 

Cách xử lý: 

1. Bổ sung các chủng vi sinh có khả năng kết bông tốt: 

Việc sử dụng các chủng vi sinh có khả năng kết bông tốt, phát triển mạnh sẽ áp đảo vi sinh dạng sợi. Dòng vi sinh được lựa chọn nhiều nhất là IMWT của hãng Proventus.

2. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng nito, phốt pho: 

Để không xảy ra hiện tường bùn vi sinh khó lắng, nồng độ amoni và phôthat tối thiểu là 1,5mg/l và 0,5mg/l trong nước thải sau xử lý.

3. Đảm bảo sục khí đầy đủ

Bạn cần đảm bảo hệ thống sục khí làm việc tốt để đủ oxy cung cấp cho các vi sinh phía trong bông bùn. Mức 2-3.5 là tối ưu. Tuy nhiên oxy không nên cao quá vì khuấy trộn liên tục làm bông bùn không lắng được.

Xem thêm: Tổng hợp các vấn đề bùn khó lắng và cách xử lý

2.4 Máy móc gặp sự số

Giả sử hệ thống sục khí của bạn được thiết kế, xây dựng để hoạt động từ 5 đến 10 năm. Bạn cần phải bảo dưỡng trong quá trình này. Mức oxy hòa tan của bạn có thể đang giảm ngày càng thấp, điều này cho thấy máy thổi của bạn có vấn đề. Có rò rỉ trong đường ống hoặc ống góp không? Có thể đó là một lỗ rò rỉ lớn, có thể van bị hở hoặc có vết nứt trên đường dây ở đâu đó. Nếu hệ thống sục khí của bạn không nhận đủ oxy vào nước, bạn cần phải thực hiện quy trình chẩn đoán để hiểu cách khắc phục.

Xem thêm: Kiểm tra bể hiếu khí là làm gì và cách thực hiện

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.