Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm

Trở lại công trình xử lý nước thải dệt nhuộm ở KCN Xuyên Á – Đức Hoà, Long An sau 11 ngày hướng dẫn nuôi cấy vi sinh. Flash CT rất hào hứng vì vi sinh đã phát triển. Sinh khối sau 3 ngày nuôi cấy bằng vi sinh Envirozyme 2.0 đã bắt đầu tăng.

  1. Xử lý nước thải dệt nhuộm: Kiểm tra mẫu nước 

Khi đến nhà máy, chúng tôi nhanh chóng đi thẳng tới công trình xử lý nước thải dệt nhuộm nằm phía sau. Băng qua hai nhà kho lớn chứa các bao tải đựng đủ thứ loại vải vóc. Chúng tôi đi qua lò hơi được đốt bằng vỏ hạt điều và đến hệ thống xử lý nước thải. Sau khi nhìn quanh hệ thống để đánh giá tổng quan công trình. Chúng tôi lên bể sinh học hiếu khí để lấy mẫu nước kiểm tra vi sinh.

Độ màu: Nhìn vào mẫu nước, độ màu tuy còn cao nhưng đã giảm nhiều so với mẫu nước thải đầu vào.

Nhiệt độ: Nước thải hơi ấm, tuy nhiên nhiệt độ này không ảnh hưởng đến vi sinh.

Chỉ số SV30: Quan sát mẫu nước thì có nhiều bông bùn lơ lửng, có màu nâu đen, lắng nhanh.

Độ pH: tại thời điểm kiểm tra bằng giấy quỳ tím thì dao động quanh mức 8.

Với kết quả kiểm tra trước đó, nước thải vẫn được bổ sung bằng mật rỉ. Mật rỉ để cung cấp thêm nguồn Carbon cho vi sinh.

vi-sao-nuoc-thai-det-nhuom-kho-xu-ly.

2. Với những thông số kiểm tra, thì câu hỏi tại sao vi sinh vẫn chưa phát triển mạnh?

Flash CT tiến hành kiểm tra các công đoạn phía trước bắt đầu từ bể Điều hòa.

  • Bể điều hòa nước thải có màu đen, ít căn lơ lửng, nhiệt độ cao và được làm thoáng để giảm nhiệt độ. Nước trong bể điều hòa vẫn ổn định như ngày đầu.
  • Bể keo tụ bậc 1: hóa chất vẫn được châm vào đều đặn. Mức hóa chất đã kiểm tra bằng jartest. Bông bùn vẫn keo tụ, kết bông to và lắng nhanh. Nước thải sau keo tụ độ màu có giảm nhưng không đáng kể.
  • Bể trung gian: Nước sau lắng 1 vào bể Trung gian có lẫn nhiều cặn. Màu nâu đen, nhiệt độ nước ấm không quá nóng. pH khoảng 8.

3. Xử lý nước thải dệt nhuộm: gửi mẫu test kết quả đầu ra

Các quá trình phía trước bể sinh học đều hoạt động tốt vậy sao vi sinh vẫn chưa thể phát triển nhanh?

Câu hỏi lại quay trở lại, Flash CT quyết định lấy mẫu nước thải trước và sau bể sinh học hiếu khí để mang về kiểm tra chỉ tiêu COD. Chúng tôi nhận được kết quả test sau 2 ngày. COD của mẫu nước thải đầu vào là 5.600mg/l, mẫu nước thải đầu ra COD = 480 mg/l. Mừng là hiệu suất bể vi sinh khá cao khoảng 90%, đáng lý với COD đầu vào cao như vậy thì thường là bể hiếu khí sẽ khó mà vận hành được, nhưng Envirozyme 2.0 đã làm tốt công việc của mình.

Còn lại, với kết quả kiểm tra trên thì muốn vi sinh phát triển mạnh thì phải kiểm tra lại các kết quả COD, BOD, T-N, T-P để tính được lượng N, P cần bổ sung. Từ đó mới có thể vận hành bể sinh học một cách đúng nhất.

Kinh nghiệm rút ra được là công trình nước thải dệt nhuộm dù lớn hay nhỏ đều chứa nhiều khó khăn tiềm ẩn. Điều quan trọng là mọi thứ đều phải kiểm tra, phân tích kỹ trước khi vận hành. không để tình trạng cứ vừa vận hành vừa đoán hệ thống đã ổn chưa sẽ làm mất thời gian và công sức.

phan-tich-nuoc-thai-det-nhuom

Xem thêm:

Xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải

Xử lý kỵ khí trong bể UASB

Nguyên nhân bùn nổi trên bể lắng

Hiện tượng bọt nổi trong hệ thống xử lý nước thải

An toàn khi sử dụng hóa chất

Quy trình xử lý nước thải

Xử lý nước thải dệt nhuộm với Envirozyme 2.0

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.