xử lý nước thải mía đường

Nguồn gốc, đặc tính và cách xử lý nước thải mía đường tổng quan

Tổng quan nguồn gốc nước thải mía đường

Mía cây vận chuyển đến nhà máy, qua các công đoạn làm sạch và cắt đoạn đưa vào ép lấy nước và lọc để thải bã mía ra ngoài, bã mía được dùng làm chất đốt hoặc đem đi chế biến theo quy trình chất thải rắn. Nước mía được đưa thêm vôi nâng pH để ngăn cản quá trình chuyển các phân tử đường mía glucose và fructose, vôi còn giúp làm trong nước mía ở công đoạn pha bentonit hoặc một vài chất keo tụ khác, sau đó dung dịch nước mía được bơm lên máy đun nóng, máy lắng và bốc hơi nhiều bậc. Cặn thải ra từ công đoạn lắng có thể dùng làm phân bón sau khi cô đặc cặn bằng máy lọc chân không. Bài viết trình bày tổng quan nguồn gốc, đặc tính và cách xử lý nước thải mía đường.

Nước mía trong thiết bị bốc hơi ở tình trạng sôi dưới áp lực chân không, lượng nước còn lại khoảng 30-40% nước mía đã thành siro đường. Siro đường đi vào các chảo kết tinh bằng chân không và máy quay li tâm tách các tinh thể đường ra khỏi các tạp chất trong siro và nhỉ đường. Nhỉ đường đã cạn hết tinh thể đường có thể làm thức ăn cho lợn, làm men rượu.

xử lý nước thải mía đường; xử lý nước thải công nghiệp mía đường

Tổng quan đặc tính nước thải mía đường

Nước thải nhà máy mía đường tạo ra từ ba công đoạn:

  • Làm sạch và ngưng tụ
  • Công đoạn lọc
  • Nước thải tràn, nước vớt máng bọt, nước rửa, nước làm sạch thiết bị, nước rửa sàn có chứa dầu mỡ lau máy

Công đoạn làm lạnh và ngưng tụ tạo ra nhiều nước, hàm lượng BOD và tạp chất thấp, nước của hai loại sau có hàm lượng tạp chất và BOD lớn, thường BOD từ 2000-3000 mg/l.

Nước làm lạnh thường được tuần hoàn lại hoặc xả thẳng ít khi cần xử lý. Nước và bã xả ở công đoạn lọc có hàm lượng BOD cao hơn 10.000 mg/l có thể có tính axit hoặc kiềm, bã thải này thường được cô đặc để làm phân bón.

tổng quan quy trình xử lý nước thải mía đường

Nước thải dạng thứ Ba của nhà máy mía đường có hàm lượng hydro cacbon cao nên rất kó xử lý bằng biện pháp xử lý thông thường đối với nước thải sinh hoạt, vì các axit hữu cơ dễ bay hơi được tạo ra ngăn cản hoạt động và sinh trưởng của vi sinh trong quá trình oxy hóa sinh học bằng làm thoáng hiếu khí. Vì vậy quy trình xử lý thường chọn là: xử lý sơ bộ qua lưới chắn rồi cho nước vào các bể phân hủy yếm khí (bể UASB hoặc hồ yếm khí) tiếp sau là công đoạn xử lý hiếu khí bằng làm thoáng kéo dài (bể arotank hoặc hồ hiếu khí) sau cùng là công đoạn lắng.

Bổ sung vi sinh cho quá trình xử lý nước thải công nghiệp mía đường

men vi sinh hiếu khí xử lý BOD COD Tss nước thải

Organica đã nghiên cứu phân lập và nhân giống chủng vi sinh hiếu khí thuần chủng. Mỗi gói vi sinh IMWT chứa hàng tỷ tế bào vi sinh vật thuần chủng, tăng trưởng và thích nghi nhanh với môi trường nước thải mía đường, giúp đưa hệ thống vào hoạt động ổn định chỉ từ 10 – 15 ngày. Bên cạnh đó, các vi sinh vật là thuần chủng do đó có khả năng tiêu hóa khỏe chất dinh dưỡng, tránh các trường hợp sốc tải, nổi bọt thường thấy.

Thêm vào đó, nước thải mía đường chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên dễ bị lên men, phát tán mùi hôi ra môi trường không khí xung quanh. Không chỉ gây khó chịu cho nhân viên nhà máy, mà còn gây ô nhiễm cho khu vực dân cư. Các vấn đề này hoàn toàn khắc phục được nhờ dòng Odor Control – Anh Quốc, giúp kiểm soát tốt mùi hôi chỉ trong 30 – 60 phút sau khi phun.


Xem thêm:
Nuôi vi sinh cho nhà máy giết mổ gia súc từ bùn nhà máy bia có được không?
3 bước khử mùi hôi nước thải nhờ vi khuẩn và than hoạt tính ở Úc

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.