Thủy Triều Đỏ Là Gì Mà Bị Gọi Là Ô Nhiễm Biển?

Tháng 6 năm 1957 trên biển ả Rập, một tàu chở hàng của Liên Xô đang đi về phía trước, đột nhiên rung chuyển giống như tàu đụng phải một vật lớn gì đó. Thuyền trưởng lập tức chạy lên phía mũi tàu xem xét. Điều làm cho anh ta ngạc nhiên là nước biển vốn màu xanh biến thành màu đỏ nâu, trong đó có rất nhiều vật loá lên màu ánh bạc. Không biết bắt đầu từ khi nào con tàu đã đi vào trong một đám cá chết dày đặc. Nước biển ở đây là hình thành thủy triều đỏ đáng sợ.

1. Hiện tượng phú dưỡng của nước biển

Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chủ yếu phát sinh ra thủy triều đỏ là nước biển bị ô nhiễm. Mọi người đều biết, khi các chất độc lẫn vào nước biển sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây tổn thương và giết hại các loài động, thực vật sống dưới biển. Nhưng trong nước thải đổ ra biển thực ra không phải tất cả đều là những chất độc hại mà trong đó có một số chất dinh dưỡng như nitơ, phôtpho, cacbon, v.v… rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển cho các loài thực vật.

thuy-trieu-do

Nếu những chất dinh dưỡng này quá giàu sẽ đưa lại nhiều phiền phức. Khi gặp môi trường thích hợp như mưa lớn khiến cho độ mặn nước biển giảm thấp, nhiệt độ nước thuận lợi, không có gió thổi, cộng thêm một lượng lớn nước ô nhiễm công nghiệp và nước sinh hoạt đổ vào biển thì các chất muối dinh dưỡng trong nước biển như phôtpho, nitơ, v.v… và các nguyên tố vi lượng như sắt, măngan và một số chất hữu cơ tăng lên nhanh chóng, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng nước biển phú dưỡng.

2. Phú dưỡng của nước biển làm các sinh vật thủy triều đỏ phát triển mạnh

Các chất dinh dưỡng quá nhiều khiến cho các loài tảo và các trùng lông mao phát triển nhanh chóng. Một tế bào trùng lông mao sau 25 lần phân chia sẽ sản sinh ra khoảng 33 triệu con trùng khác. Trong một giọt nước có thể nuôi 6.000 con. Cứ như thế, các sinh vật “thủy triều đỏ” sẽ sinh sôi bột phát. Sau khi một lượng lớn sinh vật “thủy triều đỏ” chết đi sẽ nhuộm đỏ cả một vùng biển. Trước khi xảy ra “triều đỏ” cá thường chết hàng loạt. Đó là vì sau khi các sinh vật phù du chết với một lượng lớn đã phân giải và tiêu hao rất nhiều oxi hoà tan trong nước biển. Khi oxi giảm thấp làm cho cá, tôm, ốc chết ngạt.

Image result for triều đỏ

3. Tác hại của các sinh vật thủy triều đỏ

Ngoài ra, một số sinh vật của “thủy triều đỏ” như trùng lông mao sẽ phóng ra nhiều chất độc trong nước làm cho cá và các loài sinh vật khác ngộ độc, cuối cùng bị chết. Thực nghiệm của các nhà khoa học chứng tỏ: các chất độc của trùng lông mao xuất hiện trong “thủy triều đỏ” rất dễ tích tụ trong cơ thể cua và ốc. Khi con người ăn phải những loài vật đã tích tụ nhiều chất độc đó rất dễ bị ngộ độc. Điều đáng sợ là những sinh vật bị thủy triều đỏ ô nhiễm chứa nhiều độc tố, trong đó có những loài độc tố độc hơn 80 lần so với nọc độc rắn đeo kính. Con người ăn nhầm phải thực phẩm hải sản đó, nhẹ thì nôn oẹ, đau bụng nặng thì sẽ tử vong.

Các sinh vật của “triều đỏ” sau khi tiêu hao hết oxi tan trong nước biển, biển sẽ mất đi khả năng tự làm sạch cục bộ. Lúc đó nếu tiếp tục thải các chất ô nhiễm ra biển sẽ khiến cho khu vực biển đó ô nhiễm càng nặng hơn. Cứ thế tuần hoàn tăng lên cuối cùng sẽ phá hoại tài nguyên sinh vật biển. Vì vậy có thể thấy “triều đỏ” cũng là một kiểu ô nhiễm môi trường biển rất nghiêm trọng.

Related image


Xem thêm:

Vì sao khả năng tự làm sạch của nước là có giới hạn?
Sương mù quang hóa là gì?
3 bước khử mùi hôi nước thải nhờ vi khuẩn và than hoạt tính ở Úc

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.