Hệ thống xử lý nước thải của bạn sắp đưa vào hoạt động. Đang phân vân chưa biết chọn cách nào để nuôi cấy vi sinh. Chưa biết chọn loại vi sinh nào phù hợp và bổ sung thêm dinh dưỡng gì cho chúng? Rất nhiều câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại chưa có câu trả lời.

Để giúp mọi người cách đơn giản nhất có thể tự mình nuôi cấy vi sinh. Flash sẽ hướng dẫn mọi người cách nuôi cấy vi sinh làm sau đơn giản và tiết kiệm nhất.

Lựa chọn men vi sinh phù hợp với hệ thống

Trên thị trường có nhiều loại vi sinh và mỗi loại có một công dụng khác nhau. Ví dụ vi sinh giảm BOD, COD, Tss sẽ khác loại vi sinh xử lý Amoni, ni tơ… Do đó bước đầu tiên là chúng ta chọn men vi sinh. Để đơn giản bài này Flash CT sẽ lấy ví dụ là nuôi cấy vi sinh xử lý giảm BOD, COD và Ni tơ trong nước thải sinh hoạt.

Những điều cần chuẩn bị trước khi nuôi cấy vi sinh

1. Bổ sung dinh dưỡng cho nước thải

Nước thải sinh hoạt chỉ tiêu BOD thấp, Ni tơ cao (NH4+/NH3) nên cần phải bổ sung dinh dưỡng thêm cho vi sinh. Dinh dưỡng cần bổ sung là dạng Carbon như Mật rỉ đường, Methanol….tỉ lệ C:N:P  cần là 100:5:1.

Ví dụ: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 100m3/ngày. Flash sử dụng Mật rỉ đường từ 3-5kg/ngày để bổ sung nguồn C còn thiếu. Mật rỉ cần pha với nước trước khi cho vào hệ thống theo tỉ lệ 1:20 – 1:50. Sau đó cho chảy từ từ vào hệ thống xử lý nước thải.

2. Cung cấp Oxy cho nước thải

Đối với bể sinh học hiếu khí Aerotank, trước khi nuôi vi sinh cần sục khí từ 4-8 tiếng để cung cấp oxy trong nước thải. Mức DO tối thiểu là 2.0mg/L, Mức DO tối ưu là từ 3.5mg/L.

Đối với bể Thiếu khí Anoxic thì duy trì đảo trộn nước thải bằng hệ thống cách khuấy liên tục, DO duy trì ở mức nhở hơn 0.5mg/L.

3. Chọn men vi sinh

Hệ thống XLNT sinh hoạt cần 2 loại vi sinh. Loại giảm BOD, COD, tss và loại giảm Amoni, Ni tơ. Flash sẽ chọn vi sinh IMWT để giảm BOD, COD, Tss và Quick start để xử lý Amoni, Ni tơ.

4. Tính liều lượng men vi sinh

Bên Flash không dùng loại vi sinh dạng lỏng do mật độ vi sinh thường thấp hơn men vi sinh dạng bột. Đối với men vi sinh hiếu khí IMWTvi sinh xử lý Amoni Quick start sử dụng 5-10g/m3 nước thải. Cấy liên tục 3-7 ngày liên tiếp sau đó duy trì 1 lần/tuần cho đến khi vi sinh ổn định.

Như vậy hệ thống 100m3/ngày sử dụng như sau: 100m3/ngày x 500g vi sinh/ngày x 7 ngày = 3.5kg vi sinh.

Các bước tiến hành nuôi cấy vi sinh

Bước 1: Hòa tan 500g vi sinh IMWT + 20L nước sạch + 0.2kg đường cát và để thoáng 6 giờ. Việc làm này sẽ giúp hoạt hóa vi sinh tốt nhất. Vi sinh Quic start sẽ được sử dụng 1 tuần sau khi dùng vi sinh IMWT.

Bước 2: Đổ vi sinh đã chuẩn bị vào các bể sinh học theo liều lượng đã tính. Lưu ý, trong quá trình nuôi cấy vi sinh hàng ngày bổ sung 3-5kg mật rỉ đường và cân bằng pH trong bể hiếu khí.

Kiểm tra sự phát triển của vi sinh

Các bước kiểm tra như sau:

  1. Theo dõi bằng cách lấy mẫu nước thải và kiểm tra chỉ tiêu SV30 (Thể tích bùn sau lắng 30 phút). Đối với hệ thống XLNT sinh hoạt thì SV30 khoảng từ 10-20% là hệ thống ổn.
  2. Kiểm tra màu bùn vi sinh, Màu bùn thể hiện vi sinh tốt nhất là màu nâu đỏ. Bùn màu trắng sữa là bùn vi sinh còn non, bùn nâu đen là bùn vi sinh đã già không tốt cho hệ thống.
  3. Kiểm tra sự nổi bọt của nước thải. Nếu nước thải có hiện tượng nổi bọt nhiều, khó tan màu nâu đen thì vi sinh đang bị sự cố. Dừng cấp nước thải và tiến hành kiểm tra lại hệ thống. Thường vi sinh bị hiện tượng này do vi sinh bị sự cố shock tải hoặc môi trường nước có yếu tố gây độc cho vi sinh.

Lợi ích của việc nuôi cấy vi sinh bằng Men vi sinh IMWT và Quick start

  1. Sử dụng men vi sinh gốc sẽ giúp vi sinh mau thích nghi và duy trì hiệu suất xử lý cao.
  2. Dễ dàng mang vi sinh đến bất cứ đâu và bất cứ lúc nào để nuôi cấy.
  3. Mật độ vi sinh 10×109CFU/gram, sử dụng tiết kiệm hơn bất kỳ sản phẩm cùng loại.
  4. Thời gian sử dụng và bảo quản từ 2-5 năm.
  5. Được hỗ trợ trực tiếp bởi các kỹ sư và chuyên gia nước ngoài.