Một điểm chung trong nước thải có Amoni cao là pH tại bể hiếu khí bị giảm. Vậy tại sao pH lại giảm và để giảm Amoni trong nước thải cần quan tâm điều gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin sau đây cùng Flash nhé.

Tại sao bể hiếu khí bị giảm pH?

Để giảm Amoni trong nước thải thì quá trình Nitrat hóa phải được diễn ra. Quá trình này hiểu đơn giản là chuyển trạng thái từ Amonia (NH4+/NH3) sang dạng Nitrit (NO2) và từ Nitrit sang Nitrat (NO3). Quá trình chuyển tiếp này sẽ do vi sinh thực hiện.

Trong quá trình Nitrat hóa đó, vi sinh sử dụng kiềm như nguồn Cacbon để tăng trưởng và tổng hợp tế bào. Ngoài ra Kiềm còn có tính khử axit Nitrit sinh ra trong quá trình oxy hóa Amoni. Khi kiềm giảm thì pH trong nước sẽ bắt đầu giảm theo. Nhiều hệ thống nước thải sinh hoạt tại bể hiếu khí có pH khoảng 5.0.

Nhờ điều này mà chúng ta có thể suy đoán tốc độ giảm Amoni trong nước thải. Khi tốc độ giảm pH nhanh thì hiệu quả trong quá trình chuyển hóa amoni tăng. Người vận hành thường không để ý đến yếu tố này nhưng đây cũng là cáchđể biết được amoni có được chuyển hóa hay không.

Theo thực nghiệm, để xử lý Amoni từ 40mg/L thì hàm lượng kiềm trong nước phải từ 280mg/L. Đơn vị độ kiềm thường dùng là mg/L CaCO3.

pH bể hiếu khí giảm chúng ta sẽ quan tâm điều gì?

Khi pH bể hiếu khí giảm dưới 6.0. Lúc đó bể hiếu khí sẽ xảy ra hiện tượng nổi bọt khó tan. Bọt này hình thành do vi sinh hiếu khí đang bị ức chế bởi pH <6.0. Thông thường pH tối ưu là ở mức trung tính 7.0.

Hiện tượng bọt nổi khoảng từ 2-5 ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng bùn hiếu khí. Bọt dày đặc và bùn bám nổi đen trên mặt bể. Về cảm quan rất tệ, mẫu nước thải khi đó sẽ vàng đục và nhiều cặn lơ lửng.

Do đó, Chúng ta thường xuyên kiểm tra pH và hiện tượng nổi bọt bể hiếu khí. Khi phát hiện chúng ta sẽ phải can thiệp sớm như cân bằng pH, bổ sung dinh dưỡng và cấy thêm men vi sinh hiếu khí IMWT.

Tại sao độ kiềm tăng trong bể thiếu khí?

Ngược lại với quá trình Nitrat hóa hay oxy hóa Amoni. Trong bể thiếu khí, kết quả từ quá trình khử nitrat (NO3-) sinh ra các ion Hydroxyl (OH-). Ion (OH-) được tạo ra càng nhiều thì độ kiềm và pH càng tăng. Điều này lý giải vì sao pH sau bể Anoxic thường có pH khoảng 7.6. Mức độ tăng độ kiềm có thể chỉ ra các hoạt động của vi khuẩn khử Nitrat và hiệu quả quá trình khử nitơ trong bể anoxic.

Để xử lý Nitrat (NO3-) từ 30mg/L thì độ kiềm trong nước cần phải từ 100mg/L.

Khi cân chỉnh độ kiềm trong nước thải đạt mức tối ưu. Bạn hãy bổ sung thêm men vi sinh QUICK START để giảm amoni trong nước cũng như ủng hộ cho Flash nhé. Thank you!!!