Các hệ thống xử lý nước thải thực phẩm, nước ngọt, sữa… có COD cao nhưng N, P lại thấp. Bùn hoạt tính rất nhiều tăng từng ngày nhưng hiệu suất xử lý lại thấp. Ngoài ra, vấn đề mọi người thường gặp đó là bùn lắng chậm.
Vậy làm sao để khắc phục hiện trạng trên? chúng ta cùng Flash tìm hiểu nguyên nhân nhé.
Vi khuẩn sợi nguyên nhân gây bùn lắng chậm
Vi khuẩn sợi là điều khó tránh trong hệ thống xử lý nươc thải thực phẩm. Nhìn chung 7 trên10 hệ thống xử lý đều gặp vấn đề này. Vi khuẩn sợi không phải lúc nào cũng xấu, nó giúp kết bông các khối bùn hoạt tính với nhau và giúp lắng nhanh. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá nhiều thì sẽ gây hiện tượng bùn lắng chậm. Bùn sẽ không thể lắng bình thường mà cần hóa chất trợ lắng.
Hãy kiểm soát chúng ở mức vừa phải. Bằng kinh nghiệm khi vận hành nếu thấy SV30 cao >900ml/L, thì chứng tỏ hệ xử lý của bạn đã quá nhiều vi khuẩn sợi. Hãy ngăn chặn chúng nhanh nhất có thể. Nếu không bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để vật lộn với chúng.
Nồng độ COD trong nước thải thực phẩm cao
COD trong nước thải thực phẩm, sản xuất nước ngọt thường thay đổi theo các loại sản phẩm được sản xuất. Nồng độ COD đầu vào thường không ổn định là nguyên nhân khiến bể vi sinh hiếu khí gặp sự cố. Nhiều thời điểm COD lên tới 8.000-10.000mg/L nhưng cũng có lúc khoảng 800-1.000mg/L. COD cao nhưng ngược lại Ni tơ và Phốt pho lại rất thấp, dẫn đến mất cân bằng tỉ lệ C:N:P.
Khi COD cao, bể hiếu khí sẽ gặp hiện tượng bùn nhiều, bùn tăng từng ngày. Khi lấy mẫu kiểm tra thì thấy bùn lắng chậm, kết bông kém. Vấn đề này gây khó khăn cho việc xử lý ép bùn.
Hôm trước Flash đi xuống nhà máy sản xuất nước ngọt gia công. Nhà máy của họ sản xuất hơn 12 loại nước uống khác nhau. Chính vì COD thay đổi khá nhanh nên việc thích nghi của vi sinh không theo kịp. Hệ thống có hiện tượng sốc tải và nổi bọt trên bề mặt bể Hiếu khí. Nhiều lúc COD lên đến hơn 200.000mg/L khi tiếp nhận nước thải từ nước ngọt tăng lực.
pH trong nước thải thấp làm bùn lắng chậm
pH trong hệ thống xử lý nước thải thực phẩm thường rất thấp từ 3.5-4.5. pH thấp do quá trình lên men các loại đường trong nước thải. Khi pH thấp như trên thì môi trường đó gây bất lợi cho vi sinh mình mong muốn. Một số vấn đề mà pH gây ảnh hưởng đến bể sinh học chúng ta cần lưu ý:
- Giảm khả năng hoạt động enzyme (giảm hiệu quả xử lý)
- Tăng hydrogen sulfide (H2S)
- Giảm khả năng kết bông của bùn hoạt tính.
- Tăng trưởng không mong muốn của nấm sợi và một số Nocardioforms (vi sinh dạng sợi gây ra bọt). Trường hợp này gặp rất nhiều và là nỗi đau chung.
Oxy hòa tan trong nước thải thấp
Nồng độ Oxy hòa tan (DO) rất quan trọng với vi sinh xử lý nước thải. các bể hiếu khí mà Flash kiểm tra thường có DO ở mức 0.4-1.0mg/L. khi DO thấp các chủng vi khuẩn bacillus bị ảnh hưởng rất nhiều. Chúng có nhiệm vụ chính là phân hủy chất hữu cơ giảm COD, N, P. Ngược lại, đây là điều kiện thuận lợi cho chủng vi khuẩn sợi phát triển.
Khi COD đầu vào càng cao thì DO trong nước càng cần nhiều. Vi sinh thực hiện quá trình oxy hóa chất hữu cơ cần rất nhiều oxy. Do đó, mọi người cần phải kiểm tra thông số DO thường xuyên trong quá trình vận hành để cấp oxy kịp thời cho hệ vi sinh. Oxy hòa tan nên duy trì từ 2.0-4.0mg/L cho bể sinh học hiếu khí.
Nồng độ bùn hoạt tính tăng cao
Trong hệ thống xử lý thực phẩm, nước ngọt, sữa. Vấn đề bùn hoạt tính tăng nhanh là vấn đề nan giải. Bùn sẽ tăng rất nhanh theo ngày gây điều phiền phức. Chính vì vậy bạn phải kế hoạch cho quá trình chứa và ép bùn. Hãy giữ SV30 ở mức 500-600ml/L còn bùn dư thì bơm sang bể chứa và ép bùn.
Bùn hoạt tính tăng nhanh nhưng đa phần chứa vi khuẩn sợi bất lợi. Chúng ta sẽ không cần quá nhiều bùn mà chỉ cần đủ bùn để xử lý. Khi bùn nhiều chúng ta phải cung cấp nhiều oxy, nhiều dinh dưỡng để nuôi bùn. Dẫ đến làm tăng chi phí xử lý không cần thiết.
Tóm lại
Khi vận hành hệ thống xử lý nước thải thực phẩm mà bạn thấy vấn đề như trên. Bạn phải có giải pháp sớm, nếu chậm sẽ gặp hiện tượng bùn lắng chậm rất mệt mỏi. Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi với Flash để có thêm giải pháp xử lý. Bên Flash hiểu nguyên nhân bùn lăng chậm nên có thể giúp bạn.