Nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt mất cân đối gây nên khó khăn trong quá trình nuôi cấy vi sinh. Nồng độ Ni tơ cao và Carbon thấp dẫn đến vi sinh phát triển không mạnh, bùn ít và thường bị vượt chỉ tiêu Amoni.

Sau đây là 4 lưu ý nuôi cấy vi sinh nước thải sinh hoạt:

Cân bằng tỉ lệ C:N:P – 100:5:1 trong bể hiếu khí

Nước thải sinh hoạt nghèo nguồn Carbon mà giàu nguồn Ni tơ. Chính vì vậy, bước đầu tiên khi nuôi cấy vi sinh là bổ sung mật rỉ đường hoặc Methanol cho bể hiếu khí. Vi sinh hiếu khí sẽ không hoạt động được khi nó thiếu Carbon. Mật rỉ đường cung cấp nguồn năng lượng và C để vi sinh phát triển và tổng hợp tế bào.

Một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 100m3/ngày.đêm, thường cần bổ sung 5-7kg mật rỉ đường/ngày. Mật rỉ đường có thể giảm xuống khi nhà máy, khách sạn có nước thải từ nhà ăn.

Nước thải sinh hoạt thiếu Carbon bùn hoạt tính sinh ra ít hoặc không thể thấy được bằng mắt thường. Khi đó nước thải đầu ra sẽ bị vượt chỉ tiêu Amoni và pH thấp.

pH thấp làm khó nuôi cấy vi sinh

Cân bằng pH bể hiếu khí

Nước thải sinh hoạt có nồng độ Amoni cao. Amoni cao dẫn đến pH trong bể hiếu khí bị giảm thấp. Khi pH giảm dưới 6.0 thì liên kết bùn hoạt tính sẽ không cao bông bùn vỡ. Hình thành nên các bùn li ti và lắng chậm. pH thấp làm ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh hiếu khí nên chúng sẽ giảm hoạt hóa.

Vì vậy, khi nuôi cấy vi sinh hiếu khí hãy chuẩn bị hóa chất nâng pH là xút và kiềm là Soda. Đây là 2 hóa chất cần thiết trước khi bạn nuôi cấy vi sinh hiếu khí.

Tách dầu mỡ, cặn lơ lửng trước khi nuôi cấy vi sinh

Để nuôi cấy vi sinh cho nước thải sinh hoạt thành công. Dầu mỡ và cặn lơ lửng phải được tách thật triệt để. Chúng là nguyên nhân làm giảm khả năng xử lý và ức chế vi sinh phát triển. Nếu nhiều dầu mỡ và cặn vào bể hiếu khí thì hôm sau bọt sẽ nổi nhiều. Nước trở nên đục, bùn lắng kém, có mùi hôi. Nếu để lâu bùn vi sinh sẽ giảm, trong bể hiếu khí sẽ mất bùn. Khi đó, bạn phải cấp cứu hệ thống và nuôi lại từ đầu.

Khi gặp hiện tượng nổi bọt như trên chúng ta nên giảm lưu lượng đầu vào ngay. Bổ sung thêm men vi sinh IMWT để tăng cường khả năng phân giải lipit chất béo. Tăng sục khí để quá trình oxy hóa chất béo được diễn ra nhanh nhất giúp hệ thống mau chóng phục hồi. Nếu biết cách bạn sẽ khôi phục lại trong khoảng từ 3-7 ngày tùy kinh nghiệm người vận hành.

Bổ sung men vi sinh hiếu khí IMWT và men vi sinh xử lý ni tơ QUICK START

Khi bổ sung dinh dưỡng, tách dầu mỡ, SS tốt, bạn hãy bắt đầu nuôi cấy vi sinh. Đối với vi sinh hiếu khí IMWT và QUICK START liều dùng 5g/m3 nước thải/ngày. Lý do bạn cần 2 loại vi sinh vì vi sinh IMWT sẽ xử lý BOD, COD, Tss và Vi sinh Quick Start sẽ dùng giảm Amoni.

Bạn cần bổ sung liên tiếp từ 3-7 ngày sau đó vi sinh sẽ tự phát triển. Để duy trì bổ sung 2-3g/m3/ tuần hoặc tháng.

Cách nuôi cấy vi sinh

Bước 1: Pha vi sinh hiếu khí IMWT vào nước sạch (không clo) theo tỉ lệ 0.5kg với 20L nước, để thoáng 60 phút sau đó đổ vào bể sinh học hiếu khí.

Bước 2: Theo dõi sự phát triển của vi sinh hiếu khí

Mật độ vi sinh trong men vi sinh IMWT là 10 TỶ vi khuẩn/gram, chính vì vậy vi sinh sẽ phát triển rất nhanh. Nó sẽ phát triển từng ngày, mắt thường có thể quan sát thấy được, cụ thể như sau:

  • Ngày thứ 2 bạn lấy mẫu sẽ thấy các bông bùn li ti bằng đầu tăm lơ lửng trong nước thải.
  • Ngày thứ 3-5 bông bùn sẽ bằng đầu đũa lắng nhanh, nước trong.
  • Ngày thứ 7-10 bông bùn có màu đậm hơn ( Nâu đỏ), bùn săn chắc, lắng nhanh hơn. Nước lắng trong và không còn mùi hôi. Lấy mẫu SV30 sẽ đạt khoảng 15-20%.

Sau 10 ngày bạn có thể chuyển qua liều duy trì. Hàng tháng sử dụng men vi sinh IMWT 1 lần. Sau đó bạn có thể lấy mẫu nước thải và đi kiểm tra nghiệm thu hệ thống.

Tổng kết lại

Flash CT đã thực hiện tư vấn nuôi cấy vi sinh cho nhiều hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Các công trình đều nuôi theo tiến độ trên và vi sinh hoạt động tốt.

Một lưu ý nữa là men vi sinh chỉ hoạt động tốt khi kết hợp công nghệ xử lý phù hợp. Vi sinh chỉ chiếm một phần còn tối ưu nhất thì cần cả 2 yếu tố trên.