Xử lý Amoni chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bởi vì Nitơ trong môi trường nước tồn tại ở nhiều dạng khác nhau do sự chuyển hóa qua lại của chúng. Cụ thể Nitơ có thể tồn tại dưới dạng vô cơ, hữu cơ hòa tan hoặc không hòa tan.

Các hợp chất vô cơ hòa tan chủ yếu tồn tại ở dạng NH3-N, NH4+-N, NO2-N, NO3-N. Nitơ ở dạng hữu cơ chuyển hóa qua dạng vô cơ qua nhiều bước khác nhau.

Đầu tiên qua các quá trình amon hóa các dạng Nitơ hữu cơ này dưới tác dụng của vi sinh vật tạo thành NH3-N, NH4+-N. Nitơ amon này sẽ được chuyển hóa thành NO2-N qua quá trình nitrat hóa.

Trong điều kiện yếm khí khử Nitrat, Nitrite và Nitơ amon xảy ra với nhiều sự tham gia của các vi sinh vật yếm khí như Pseudomonas, Bacillus, Paracoccus, Acaligenes,… cuối quá trình sẽ chuyển hóa tạo thành khí N2O và N2 thoát vào không khí.

Để thúc đẩy quá trình xử lý Amoni cần lưu ý 7 yếu tố sau trong quá trình vận hành.

1. Nồng độ oxy hòa tan

    Quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước chịu ảnh hưởng bởi oxy hòa tan. Vì các quá trình xảy ra trong điều kiện hiếu khí. Quá trình chuyển hóa thấp nhấp tại DO = 0.5mg/L, tốc độ chuyển hóa bình thường tai DO = 3.0mg/L và tốc độ cực đại tại DO >4.5mg/L. Theo lý thuyết, 1mg NH4+ cần 4.57mgO2/L.

    2. Ảnh hưởng của pH và độ Kiềm đối với quá trình xử lý Amoni

    Hoạt động của vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý Amoni. Hoạt tính của vi sinh vật tốt nhất ở pH ở 7.5-8.5. Giá trị pH dưới 6 hoặc cao hơn 10 sẽ ảnh hưởng đến hoạt tính của vi sinh vật. Độ kiềm là 1 yếu tố quan trọng trong quá trình xử lý Amoni trong nước.  Nghiên cứu chỉ ra rằng 1mg NH4+ cần 7.1mg độ kiềm.

    ảnh hưởng quá trình xử lý Amoni

    3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

    Nhiệt độ thích hợp cho quá trình xử lý Amoni là từ 4-45 độ C. Nhiệt độ tối ưu nằm trong khoảng 26-28 độ C. Khi nhiệt độ của nước tăng 10 độ C (trong khoảng nhiệt <40 độ C) thì quá trình phân hủy Nitơ hữu cơ tăng gấp đôi. Vật chất hữu cơ xảy ra nhanh ở pH 7-8.

    4. Ảnh hưởng của chất hữu cơ

    Nhiều hợp chất hữu cơ gây ức chế quá trình phát triển của vi sinh giảm Amoni. Nguyên nhân nhóm vi khuẩn chuyển hóa chất hữu cơ cũng cạnh tranh với nhóm vi khuẩn chuyển hóa Nitơ. Hàm lượng chất hữu cơ đầu vào ổn định là cơ sở ổn định hàm lượng Nitơ đầu ra của hệ thống xử lý nước thải.

    5. Ảnh hưởng của SRT ( thời gian lưu)

    SRT có ảnh hưởng đến quá trình Nitrat hóa. Thời gian lưu bùn tối thiểu 10 ngày mới đảm bảo quá trình chuyển hóa Nitơ. Lưu bùn lâu hơn 15 ngày có thể làm bất hoạt một phần vi sinh chuyển hóa Nitơ. Thời gian lưu bùn ngắn làm thiếu hụt lượng vi sinh chuyển hóa Nitơ trong hệ thống xử lý nước thải.

    6. Chất ức chế vi sinh giảm Nitơ

    Trong nước thải bệnh viện, sự hiện diện của chất kháng sinh trong nước thải là không thể tránh khỏi. Chất kháng sinh có tác dụng tiêu cực đến hoạt tính của vi sinh chuyển hóa Nitơ. Cần kiểm tra nồng độ kháng sinh trong nước thải để có giải pháp hạn chế tiêu cực.

    7. Lựa chọn nhóm vi sinh xử lý Amoni

    Các chủng vi sinh xử lý Amoni có sẵn trong tự nhiên thường đáp ứng được với nồng độ Amoni thấp. Khi nồng độ Amoni vượt quá 20mg/L thì khả năng xử lý sẽ giảm dần. Vì thế việc bổ sung chủng vi sinh xử lý Amoni mật độ cao như vi sinh xử lý Amoni QUICK START, POND START là điều cần thiết. Khả năng thích nghi trong nước của vi sinh này cũng là ưu điểm giúp quá trình xử lý Amoni được ổn định.