Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm là vấn đề nan giải. Dạo quanh 1 vòng trên các diễn đàn vấn đề này được bàn luận nhiều. Người thì nói được người thì nói không được. Vậy thực hư vi sinh giảm khí độc NO2 có thật không? Chúng ta cùng Flash tham khảo ý kiến sau đây nha.
1. Dùng vi sinh giảm khí độc
– Một khi tổng sinh lượng tôm gần tới ngưỡng giới hạn và tổng lượng thức ăn đưa vào đã vượt qua sức làm việc của vi sinh thì khi đó khí độc sẽ phát sinh. Chỉ nên kiểm soát nằm trong ngưỡng phù hợp an toàn, chứ đừng mong nó về 0 là đều rất khó xảy ra. Vi sinh dùng kiểm soát NO2 có và hiệu quả nhưng tuyệt nhiên không nên sử dùng dòng Nitrosomonas và Nitrobacter!!!
– Bởi vì trong điều kiện ao nuôi 2 con đó không thể phát triển cân bằng. Chỉ có 1 con ưu thế là nó sẽ giúp đưa nhanh NH3 ra NO2 chứ con đưa NO2 ra NO3 rất yếu. Đó là lý do vì sau khúc sau NO2 luôn tăng cao mà NH3 nó lại ổn định.
– Khi tới NO2 thì phải cần dòng nitro và nhiều oxi để chuyển NO2 thành NO3 ít độc. Dòng nitro trong ao có sẵn nhưng cần thời gian, giá thể, oxi để chúng hoạt động hiệu quả, cái này thì khó hiệu quả trong ao bạt.
2. Độ mặn
– Độ mặn bao nhiêu, Nếu độ mặn 12ppt mà NO2 mức 4 thì cứ vô tư mà làm. Cứ xi phong, thay nước vừa phải, đánh vi sinh xử lý đáy và nước nhịp nhàng là tèm tèn về đích.
– Ở mặn dưới 15ppt, NO2 cao, pH thấp thì tôm lột rộ sẽ rớt nhiều. Nếu nâng pH lên để giảm tôm lột thì tăng độc tính NH3 lên.
– Nên cách tốt nhất xử lý NO2 vẫn là thay nước, tăng cường oxi, rải thêm oxi viên. Muối hột vài chục ký rải khu xung quanh đường rúng để giảm độc tố NO2. Nói chung bạn nên thay nước càng nhiều càng tốt. Xài men giảm NO2 dòng Nitro rất khó và tốn tiền nhiều.
3. Đánh vi sinh xử lý đáy và nước
– Nuôi tôm và tôm lớn tất nhiên phải có khí độc. Chỉ cần sử dụng vi sinh thường và chọn loại vi sinh xử lý đáy là kiềm được.
– Đánh vi sinh chỉ giảm chứ không hết nhé anh. Anh có thể kết hợp thay nước và đánh vi sinh xử lý khí độc sẽ hiệu quả hơn ạ.
– Trong khi ao đất hầu như ít có siphong và có ao lắng để thay nước nhưng 3,4 ngày mới đánh vi sinh. Như vậy hiệu quả của vi sinh sẽ không cao. Mọi người cứ nghĩ tôm nhỏ không ăn nhiều, chất thải ít nên không cần xài vi sinh mỗi ngày là chưa chính xác lắm.
4. Quản lý thức ăn
– Quản lý cho ăn thật tốt , thay nước hàng ngày. Đánh vi sinh giảm khí độc rùi NO2 giảm từ từ thôi bạn. NO2 không hết liền được đâu.
– NO2 khi đã có thì kết hợp: giảm ăn, thay nước, xi phông kỹ, tăng cường oxy. Sử dụng vi sinh liên tục để giảm xuống ở mức Không gây chết tôm và giữ cho nằm ở mức ổn định Không tăng thêm chứ Không giảm hoàn toàn được.
– Thì đâu nói là sợ đâu. NO2 là phải sống chung với nó như thế nào thôi. Quan trọng cách hạn chế nó phát triển. Kiểm soát tốt thì thành công thôi.
5. Thay nước
– Cố gắng thay nước thôi chứ mấy thứ khác tốn kém lắm mà hiệu quả chưa rỏ. Mặn cao thì NO2 không sao đừng quá lo.
– Khí độc NO2 ao bạt không thể xử lý triệt để.
– Sử dụng yucca cũng hấp thụ được khí độc NH3. Tuy nhiên, yucca chỉ hiệu quả tạm thời, giá thành cao và chất lượng không ổn định.
– Dùng mật đường để cân bằng hệ số C:N. Mật đường vừa làm giảm PH ( độc tính NH3 giảm khi PH thấp) vừa là nguồn thức ăn cho vi sinh nhân sinh khối.