Trong bể hiếu khí thường có 2 chủng vi sinh đặc chưng. Chủng vi sinh tự dưỡng ( công dụng giảm ni tơ và vi sinh dị dưỡng ( công dụng giảm BOD, COD, Ni tơ…). Nhiều khách hàng chưa biết nhiều về hai chủng này. Vì vậy, hôm nay Flash làm bài phân tích để mọi người có thêm thông tin về chủng vi sinh mình đang sử dụng.
Sự khác nhau giữa vi sinh dị dưỡng và vi sinh tự dưỡng
Trong bể xử lý hiếu khí có 2 chủng vi sinh đó là dị dưỡng và vi sinh tự dưỡng. Chủng dị dưỡng chủ yếu là các chủng Bacillus…để xử lý BOD, COD, Ni tơ, Phốt pho… Chủng tự dưỡng xử lý amoni chủ yếu là chủng Nitrosomonas…
Bây giờ chúng ta sẽ so sánh khả năng của 2 chủng này
Đăc chưng | Vi sinh dị dưỡng | Vi sinh tự dưỡng | Đánh giá |
Tiêu thụ oxy mg/L | 1.42 | 4.57 | Vi sinh tự dưỡng cần nhiều Oxy hơn |
Môi trường sống | Tùy nghi | Hiếu khí | Vi sinh tự dưỡng chỉ bổ sung vào bể hiếu khí |
Mức tiêu thụ kiềm (g/gNH3) | – | 7.14 | Vi sinh tự dưỡng cần có độ kiềm cao hơn |
pH tối ưu | 6-9 | 7.6 – 8.6 | Vi sinh tự dưỡng có dải pH hẹp hơn |
Hiệu suất sinh khối (g/g) | 0.6-0.7 | 0.1-0.15 | Vi sinh tự dưỡng có tốc độ nhân đôi chậm hơn nhiều lần Vi sinh dị dưỡng |
Hệ số tiêu thụ cơ chất riêng | 5 | 3 | Vi sinh tự dưỡng tiêu thụ được ít cơ chất hơn |
Thời gian lưu vi sinh | Ngắn | Dài | Do quá trình nhân đôi chậm nên Vi sinh tự dưỡng cần thời gian lưu nhiều hơn so với dị dưỡng |
Tỉ lệ vi sinh tự dưỡng trong bể hiếu khí dựa trên nồng độ BOD
Tỉ lệ vi sinh tự dưỡng (%) trong bể xử lý hiếu khí có đặc trưng BOD/TKN khác nhau. TKN là hợp chất Ni tơ kjehdahl gồm Amoni và Ni tơ trong hợp chất hữu cơ.
Tỉ lệ BOD/TKN | Vi sinh tự dưỡng (%) |
0.5 | 35 |
1 | 21 |
2 | 12 |
3 | 8.3 |
4 | 6.4 |
5 | 5.4 |
6 | 4.3 |
7 | 3.7 |
8 | 3.3 |
9 | 2.9 |
Khi BOD gấp 9 lần TKN thì vi sinh tự dưỡng trong bể hiếu khí chỉ khoảng 2.9%. Khi BOD gấp 0.5 lần TKN thì vi sinh tự dưỡng sẽ chiếm 35% trong tổng số vi sinh trong bể hiếu khí. Điều này chỉ đúng khi bể hiếu khí vận hành ổn định. Đó là lý do mà người ta thường bổ sung chủng tự dưỡng khi BOD trong bể <30mg/L.

Kết luận
Chủng vi sinh dị dưỡng dễ phát triển và chịu được điều kiện sống khắc nghiệt hơn chủng vi sinh tự dưỡng. Về công dụng thì vi sinh dị dưỡng hoàn toàn có thể xử lý Amoni về loại A cách đơn giản. Chính vì thế khi nuôi cấy vi sinh mọi người cần phải hiểu rõ về chủng vi sinh mình sử dụng để vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn có hiệu quả xử lý cao.