Xử lý hiếu khí và kỵ khí

Xử lý hiếu khí và kỵ khí – giống và khác nhau như thế nào?

Xử lý hiếu khí và kỵ khí là hai kiểu xử lý nước thải sinh học phổ biến nhất. Về cơ bản, chúng giống nhau ở chỗ đều dùng vi sinh để xử lý chất hữu cơ trong nước thải. Tuy nhiên mỗi loại lại có một đặc điểm riêng làm bạn phải đặt câu hỏi “có cần phải lắp cả hệ thống kỵ khí và hiếu khí cho công trình mình hay không?”. Và hai loại xử lý này khác nhau như thế nào?

Trong bài đăng này, chúng ta sẽ xem xét xử lý nước thải hiếu khí, kỵ khí khác nhau như thế nào? Cũng như các ưu điểm và nhược điểm của chúng. 

Xử lý hiếu khí và kỵ khí giống nhau như thế nào?

Hai kiểu xử lý sinh học này đều dùng vi sinh vật để phân hủy và loại bỏ các chất thải hữu cơ ra khỏi nước thải. Cả hai đều dựa vào vi sinh vật để xử lý nước thải, sự khác biệt chính giữa kỵ khí và hiếu khí là hệ thống hiếu khí cần oxy, trong khi hệ thống kỵ khí thì không. Đây cũng chính là đặc điểm của các loại vi sinh vật được sử dụng trong mỗi loại hệ thống. Xử lý hiếu khí cần vi sinh hiếu khí, còn xử lý kỵ khí cần vi sinh kỵ khí.

Xử lý hiếu khí và kỵ khí khác nhau ra sao:

Thiết kế hệ thống

Xử lý hiếu khí cần các thiết bị sục khí để cung cấp oxy cho vi sinh trong bể hiếu khí. Do nhu cầu cần oxy, các hệ thống hiếu khí tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với các hệ thống kỵ khí.

Bể kỵ khí được sử dụng chủ yếu trong hệ thống UASB dòng chảy ngược. So với xử lý hiếu khí, xử lý kỵ khí tiết kiệm điện năng hơn. Tuy nhiên xử lý kỵ khí xử lý tốn thời gian hơn xử lý hiếu khí rất nhiều lần và khó vận hành hơn.

Đặc tính nước thải

Khả năng loại bỏ chất ô nhiễm của bể hiếu khí và kỵ khí là khác nhau. Nhìn chung, các hệ thống hiếu khí phù hợp với nước thải có BOD / COD tương đối thấp khoảng từ vài chục đến 2000 mg/L. Xử lý hiếu khí cũng được dùng để xử lý nitơ và phốt pho. 

Mặt khác, các hệ thống kỵ khí được dùng cho nước thải có nồng độ BOD, COD cao, khoảng từ 2000 mg/L trở lên. Hoặc các thành phần nước thải khó phân hủy như Protein, Lipid, chất béo, Hydratcarbon mạch dài…

Phế phẩm và phụ phẩm

Công nghệ hiếu khí và kỵ khí khác nhau về loại sản phẩm thải ra từ quá trình xử lý. Ở khía cạnh này, xử lý kỵ khí có ích hơn vì chúng tạo bùn ít hơn, và khí metan dùng làm năng lượng. Bùn thải nếu không có chất độc hại có thể dùng làm phân bón nông nghiệp. Tuy nhiên, xử lý kỵ khí thường tạo ra mùi khó chịu. Để hạn chế điều này, bạn nên bổ sung vi sinh kỵ khí AD Boost để cung cấp chủng vi sinh kỵ khí khỏe mạnh. Các chủng này sinh ra nhiều khí metan hơn và ức chế các chủng kỵ khí gây mùi. 

vi sinh kỵ khí AD Boost

Kết hợp cả xử lý hiếu khí, kỵ khí trong cùng một hệ thống XLNT

Hệ thống hiếu khí và kỵ khí thường được kết hợp nhiều nhất để loại bỏ BOD, COD cao. Sử dụng kết hợp giúp giảm COD hiệu quả. Đối với các hệ thống, bể kỵ khí giúp giảm ô nhiễm hữu cơ ban đầu. Còn xử lý hiếu khí giúp giảm phần BOD, COD và TSS còn lại. Trong một số trường hợp, xử lý hiếu khí được sử dụng để oxy hóa amoni để tạo thành nitrat bằng vi sinh xử lý amoni, nitơ. Nhìn chung, việc sử dụng cả hai công nghệ này giúp xử lý hiệu quả hơn so với nếu chỉ sử dụng một hệ thống hiếu khí. Đồng thời, giảm BOD, COD nhiều hơn so với nếu chỉ sử dụng một hệ thống kỵ khí.

Quyết định sử dụng cả hai công nghệ thường sẽ dẫn đến chi phí vốn cao hơn. Nhưng chi phí vận hành thấp hơn, dễ đạt chuẩn hơn. 

Xem thêm: Xử lý hiếu khí hay kỵ khí hiệu quả hơn

Bài viết được Mỹ Linh và Flash team dịch từ samcotech.com, mọi sao chép và biên tập nội dung này cần dẫn nguồn website www.flashct.vn.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.