Vi sinh xử lý dầu nhớt thải như thế nào?

Vi sinh có ăn được dầu nhớt không? Đây là câu hỏi mà chắc nhiều người muốn biết.

Dầu nhớt là một hỗn hợp gồm 73 – 80% hydrocarbon không vòng, 11 – 15% hydrocarbon đơn vòng và 4 – 8% hydrocarbon đa vòng hoặc phân cực. Được sử dụng để phủ quanh các phần chuyển động của thiết bị nhằm giảm thiểu ma sát. Tránh trầy xước các bộ phận của máy, chống ăn mòn và làm mát thiết bị. Ngoài công dụng tốt thì khi bị tràn ra ngoài môi trường rất khó để xử lý dầu nhớt này.

Nhìn thành phần chúng ta cũng có thể đoán được là vi sinh có thể phân giải được dầu nhớt. Nhưng chúng sẽ phân giải thế nào?

Tác hại của dầu nhớt khi bị chảy tràn ra môi trường

Dầu nhớt có thể làm tắc nghẽn các khoảng trống trong đất gây giảm sự thông khí và sự lưu thông của nước trong đất gây thoái hóa đất. Do đặc tính không tan trong nước nên dầu nhớt hình thành một lớp màng bao phủ mặt nước. Từ đó làm giảm lượng oxy hòa tan vào nước, giảm độ chiếu sáng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Việc làm giảm oxy hòa tan sẽ hình thành môi trường kỵ khí trong đất, nước những nơi mà dầu nhớt phát thải. Vì quá trình kỵ khí tạo được rất ít năng lượng chỉ 2 ATP trên 1 đơn vị đường Glucose rất ít so với quá trình hiếu khí là 36 ATP/Glucose. Chính vì tạo ra ít năng lượng nên sẽ gây suy yếu cây trồng ở những nơi đất bị nhiễm dầu nhớt. Quan sát có thể thấy trong những nơi chứa dầu nhớt thải thì cây cỏ phát triển yếu.

men vi sinh hiếu khí xử lý BOD COD Tss nước thải
Men vi sinh hiếu khí IMWT – Hãng Proventus Bioscience Canada

Vậy vi sinh gì có thể xử lý được dầu nhớt

Trong tự nhiên, một số vi khuẩn có khả năng sử dụng dầu nhớt như nguồn carbon và năng lượng cho sự tăng trưởng đã được công bố. Chẳng hạn, vi khuẩn có khả năng phân hủy dầu nhớt được phân lập từ môi trường ô nhiễm dầu nhớt chủ yếu thuộc các chi Pseudomonas, Rhodococcus, Alcaligenes, Acinetobacter, Arthrobacter, Citrobacter, Seratia, Micrococcus và Bacillus.

Hiện nay, việc xử lý chất các hợp chất ô nhiễm bằng phương pháp sinh học khá phổ biến. Sử dụng các dòng vi khuẩn bản địa phân hủy tốt các độc chất này được xem là một trong những biện pháp được ưu tiên lựa chọn. Do chi phí thấp và thân thiện với môi trường.

Hiệu quả của các dòng vi khuẩn được xác định thông qua hiệu suất tạo ra khí CO2 từ quá trình khoáng hóa dầu nhớt. Trong các thử nghiệm thì thời gian để hiệu suất cao nhất là 72h và giảm dần. Lúc đó lượng CO2 tạo ra của chủng vi khuẩn tốt nhất đạt 93.4%. Nếu vi sinh không xử lý được dầu nhớt thì trong thử nghiệm chúng sẽ không sinh ra CO2

Nguồn: tóm lược trong Tập 57, Số 1A (2021): 35-44 ĐHCT.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.