công nghệ men vi sinh hiếu khí kỵ khí xử lý nước thải mía đường

Vì sao nước thải mía đường cần dùng công nghệ và men vi sinh kỵ khí + hiếu khí?

Nước thải mía đường được đặc trưng bởi các thông số BOD, COD, và tổng chất rắn hòa tan. Mức độ ô nhiễm cao, thường chứa nhiều carbohydrates, chất dinh dưỡng, dầu mỡ, clorua, sunfat và kim loại nặng. COD nước thải mía đường chủ yếu là do nước ép mía và đường (đường sucrose, disaccharide chiết xuất từ mía)

Lượng nước thải và thành phần phụ thuộc vào các sản phẩm cuối cùng quy trình sản xuất. Đặc tính nước thải mía đường thường có:

Thông sốĐơn vị tínhGiá trị
CODmgO2/L2,000 – 12,000
BODmgO2/L1,000 – 2,000
pH5.5 – 7
N _NO3–mg/L10 – 30
P_PO43-mg/L10 –  70
Độ màuNTU150 –  2000

(Nguồn: công ty TNHH Mía đường Gia Lai)

Đặc điểm nước thải mía đường:

đặc điểm nước thải mía đường

2.1: Mức độ ô nhiễm của nước thải mía đường thay đổi tuỳ vào nhà máy

Một sự biến động lớn về chất lượng và số lượng nước thải phát sinh trong các nhà máy đường khác nhau. Nước thải có nhiều COD, BOD, chất rắn lơ lửng và pH thấp. Khi vận hành cần phải bổ sung thêm NaOH, soda để duy trì pH trung tính 7. Khi pH <5 qua bể hiếu khí, vi sinh hiếu khí sẽ sốc và nổi bọt.

Bài chi tiết: 2 cách điều chỉnh pH trong nước thải

2.2: Nước thải mía đường dễ bị lên men

Thêm vào đó, nước thải mía đường chứa hàm lượng đường cao nên dễ bị lên men. Quá trình lên men phát tán mùi hôi và chua ra môi trường không khí xung quanh. Không chỉ gây khó chịu cho nhân viên nhà máy, mà còn gây ô nhiễm cho khu vực dân cư. Khi vận hành cần phải bổ sung thêm NaOH, soda để duy trì pH trung tính 7. Các vấn đề này hoàn toàn khắc phục được nhờ dòng vi sinh kỵ khí AD BOOST. Vi sinh kỵ khí AD BOOST hấp thụ nhanh lượng axit béo bay hơi để tổng hợp tế bào từ đó giảm mùi hôi.

2.3: Nước thải mía đường có tính chất mùa vụ: 

Ngành mía đường hoạt động theo mùa, do đó mà bể sinh học không ổn định. Thời gian hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 (khoảng 150 – 250 ngày trong một năm). Sau những tháng không xử lý bể hiếu khí cần phải được khởi động nuôi cấy vi sinh trở lại. Đó là những khó khăn nhất định khi vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Công nghệ và men vi sinh xử lý kỵ khí và xử lý hiếu khí nước thải mía đường

công nghệ men vi sinh hiếu khí kỵ khí xử lý nước thải mía đường

​​Nước thải mía đường hầu hết chứa đường và các axit béo dễ bay hơi, dễ phân huỷ sinh học. Do đó, công nghệ xử lý nước thải mía đường thường được kết hợp giữa vi sinh hiếu khí và kỵ khí để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hệ thống kết hợp kỵ khí – hiếu khí có thể loại bỏ hoàn toàn chất hữu cơ. 

3.1 Xử lý kỵ khí nước thải mía đường

Công nghệ kỵ khí cho nước thải có chất ô nhiễm cao được áp dụng cho nước thải này. Nó có một số ưu điểm so với quy trình hiếu khí, trong đó bao gồm tiêu hao năng lượng ít hơn. Sinh ra khí mêtan do sự phân hủy chất hữu cơ là nguồn năng lượng sinh học, và ít bùn. Công nghệ bể phản ứng kỵ khí UASB hiện nay phổ biến vì những lợi thế nhất định của nó. Bùn kỵ khí không bị ảnh hưởng nhiều khi nhà máy ngừng sản xuất. Quá trình khởi động lại nhanh chỉ cần bổ sung thêm ít men vi sinh kỵ khí

Hiệu quả loại bỏ BOD thường đạt > 80% . Việc sản xuất khí sinh học là 0,283 m3 CH4/kg BOD với hàm lượng khí mêtan khoảng 69,4%. Bể kỵ khí có những hạn chế nhất định như: thời gian khởi động lâu, mất nhiều thời gian lưu. Thường xuyên kiểm tra bùn kỵ khí trong bể để tránh bùn nhiều gây tắc nghẽn. Hoặc tích tụ quá nhiều chất rắn lơ lửng làm giảm hiệu suất xử lý của bể kỵ khí.

Nước thải mía đường chứa hàm lượng đường cao nên dễ bị lên men. Quá trình lên men phát tán mùi hôi và chua ra môi trường không khí xung quanh. Không chỉ gây khó chịu cho nhân viên nhà máy, mà còn gây ô nhiễm cho khu vực dân cư. Các vấn đề này hoàn toàn khắc phục được nhờ dòng vi sinh kỵ khí AD BOOST. Vi sinh kỵ khí AD BOOST hấp thụ nhanh lượng axit béo bay hơi để tổng hợp tế bào từ đó giảm mùi hôi.

MEN VI SINH BỂ KỴ KHÍ AD BOOST

3.2 Xử lý hiếu khí nước thải mía đường

Là giai đoạn quan trọng trong xử lý nước thải, hiệu quả xử lý đạt > 90% BOD. Trong quá hoạt động phải đảm bảo đủ lượng oxy hòa tan trong nước (DO>2mg/L). Thêm vào đó, tốc độ sục khí ảnh hưởng đến mức độ khuấy trộn dòng chảy, giúp vi sinh vật tiếp xúc được với chất ô nhiễm và phân giải chúng. 

Thiết kế đơn giản và rẻ nhất là sử dụng các bể hiếu khí Aerotank truyền thống. Hệ thống máy thổi khí và đĩa phân phối khí cung cấp oxy cho vi sinh. Khi vận hành sẽ có lượng bùn hiếu khí dư cần xả bỏ và duy trì lượng SV30 đủ xử lý. Thông thường SV30 của nước thải mía đường vào khoảng 30-40%.

Bài hay nên xem: Cách đọc kết quả mẫu nước thải SV30 

Khi nhà máy ngừng hoạt động để tiêt kiệm năng lượng có thể ngừng cấp oxy cho vi sinh. Khi nhà máy hoạt động lại cần hút bỏ 2/3 lượng bùn trong bể và cấy vi sinh hiếu khí mới. Liều lượng cấy vi sinh Pure Aqua khoảng 5g/m3 nước thải/lần. Vi sinh PURE AQUA sẽ nhanh chóng thích nghi và phát triển trong khoảng từ 7-10 ngày sau khi cấy.

vi sinh xử lý nước Pure Aqua Proventus Bioscience Canada

Hai dòng vi sinh kỵ khí AD BOOST và xử lý nước PURE AQUA được sản xuất bởi hãng Proventus Bioscience Canada, đóng gói 1 thùng 5kg.

Xem thêm: Vi sinh xử lý nước thải mía đường

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.