vì sao COD luôn cao hơn BOD

Vì sao COD thường cao hơn BOD?

COD, BOD là hai chỉ tiêu chính trong quy định xả thải ban hành bởi nhà nước. Nhưng tại sao COD lúc nào cũng cao hơn BOD?

Trước hết hãy cùng tìm hiểu BOD, COD là gì?


BOD là gì?

BOD là từ viết tắt của từ“Biological Oxygen Demand”, là lượng oxi cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để oxi hóa các chất hữu cơ. BOD ước tính mức độ ô nhiễm của nước thải. Nước thải có BOD càng cao là càng ô nhiễm.  

Chỉ số BOD được đo ở đầu ra, giúp đánh giá chất lượng nước sau xử lý có đạt tiêu chuẩn xả thải hay không. Đo chỉ số BOD đầu vào giúp người vận hành xác định nên áp dụng công nghệ gì để XLNT. Nó cũng giống như chỉ tiêu T-N, pH, DO… 

Thông thường khi test chất lượng nước thải, người ta hay test chỉ tiêu BODCOD chung với nhau. Vì đây là 2 chỉ tiêu để đánh giá hệ thống có thể áp xử lý bằng sinh học hay không.

Bài chi tiết: BOD là gì? BOD giúp ích gì cho người vận hành?

chỉ tiêu BOD COD TSS là gì? Cach xử lý BOD COD TSS

COD là gì?

Chemical Oxygen Demand (COD) – nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy tiêu thụ để oxy hóa các thành phần ô nhiễm hữu cơ thành các sản phẩm cuối vô cơ. Thành phần này bao gồm dễ phân hủy sinh học và khó phân hủy sinh học.

Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy, COD và BOD (nhu cầu oxy sinh học) cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước.

Biết được nước thải có COD thấp cao ra sao, bạn biết công nghệ gì sẽ giúp xử lý tốt. COD càng cao thì nước thải đó càng ô nhiễm và khó xử lý. Tỉ lệ BOD/COD cao thì xử lý sinh học càng hiệu quả. Theo kinh nghiệm của Flash, các bể sinh học có tỷ lệ BOD/COD lớn hơn 0.5 thì việc nuôi cấy vi sinh tốt.

Bài chi tiết: COD là gì? COD có ý nghĩa như thế nào?

COD có liên quan gì đến BOD?


Cả hai đều là phép thử lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ trong mẫu nước thải bằng quá trình oxy hóa hóa học với chất oxy hóa mạnh như Potassium Dichromate. COD có liên quan chặt chẽ với BOD. Sự khác biệt ở đây là BOD là phép thử mức chất hữu cơ có thể bị oxy hóa sinh học. Trong khi COD là phép thử lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa hóa học. Thực tế là chất hóa học oxy hóa được nhiều chất hơn, nên COD sẽ cao hơn BOD trong nước thải.

COD có một lợi thế lớn hơn BOD ở chỗ quá trình kiểm tra chỉ mất khoảng ba giờ. Trái ngược với năm ngày cần thiết để kiểm tra BOD. 

Vì sao COD thường cao hơn BOD?


COD thường cao hơn BOD vì nhiều hợp chất hữu cơ có thể bị oxy hóa hóa học hơn oxy hóa sinh học. Điều này bao gồm các hóa chất độc hại cho đời sống sinh vật, nên xét nghiệm COD rất hữu ích đối với nước thải công nghiệp. 

Xem thêm: Tỉ lệ BOD/COD là gì?

Xử lý BOD, COD cao như thế nào cho hiệu quả hơn?


BOD và COD thường được xử lý trong hệ thống xử lý nước thải có bể hiếu khí (có thêm bể kỵ khí nếu COD > 3000 mg/L) bởi các vi sinh xử lý nước thải.

Men vi sinh xử lý BOD, COD, Tss trong nước thải chứa các chủng vi khuẩn, thường thuộc chi Bacillus. Các vi khuẩn này hoạt động trong môi trường hiếu khí hoặc kỵ khí để phân hủy chất hữu cơ, tùy thuộc vào loại bể mà bạn sẽ nuôi vi sinh.

Sau khi được cho vào bể sinh học, vi khuẩn sẽ chuyển đổi chất hữu cơ hòa tan thành các sản phẩm cuối cùng và phần còn lại thành các tế bào vi mới (sản sinh ra vi khuẩn mới). Chất hữu cơ ô nhiễm được hấp thụ bởi vi khuẩn tạo thành sinh khối, và hầu hết phần còn lại là khí được giải phóng. Carbon dioxide (CO2) được tạo ra trong phương pháp xử lý hiếu khí là chính. Còn xử lý kỵ khí tạo ra cả CO2 và metan (CH4). Nhờ đó mà lượng chất hữu cơ ô nhiễm, BOD, COD và TSS giảm.

Vi sinh hiếu khí xử lý BOD, COD:

Chứa các chủng vi khuẩn hiếu khí hoặc tùy nghi (chủ yếu là hiếu khí), chất dinh dưỡng. Sản phẩm này sẽ được cho vào bể hiếu khí có hệ thống sục khí thường xuyên để đảm bảo oxy đủ cho vi khuẩn sinh sôi và xử lý nước thải. Carbon dioxide (CO2) được tạo ra trong xử lý hiếu khí. Xử lý hiếu khí có thể giảm khoảng 95 – 98% BOD, COD và Tss đầu vào bể hiếu khí

Để quá trình xử lý hiếu khí đạt hiệu quả, bạn cần kiểm tra bể hiếu khí thường xuyên và lưu ý đến 7 yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh xử lý nước thải

Vi sinh kỵ khí xử lý nước thải

Chứa các chủng vi khuẩn kỵ khí và chất dinh dưỡng cho vi khuẩn phát triển. Sản phẩm này sẽ được cho vào bể kỵ khí. Xử lý kỵ khí tạo ra cả carbon dioxide và metan (CH4). Quá trình xử lý kỵ khí dùng nguồn Carbon là CO2, HCO3, không cần oxy như phân hủy hiếu khí. Từ đó tiết kiệm chi phí sục khí. Qúa trình này sinh bùn ít hơn từ 3 – 20 lần so với quá trình hiếu khí. Khả năng chịu tải cao lên tới vài chục ngàn mg/L COD.

Xem thêm: So sánh quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí

Bài chi tiết: Vi sinh xử lý BOD, COD, TSS là gì? Cách lựa chọn ra sao?

Màu sắc của bọt và nước nói gì về hệ thống

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.