xử lý nước thải sinh hoạt

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt có gì khác biệt?

Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc vào việc kiểm soát tốt từng bước nhỏ trong quy trình. Để vận hành hiệu quả, cùng FLASH tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải sinh hoạt nhé. 

Bước 1: Tách rác 

Tách rác là bước cần và đủ cho quy trình xử lý nước thải sinh hoạt chứa nhiều tạp chất. Song chắn rác sẽ giữ lại chất thải thô như giấy, chai nhựa, nilon, và các thành phần có kích thước lớn. Nước thải sinh hoạt thường có nhiều nhựa và chất thải rắn từ việc lau dọn, ăn uống. Do đó mà một số nơi phải có thêm thiết bị trục vớt hoặca máy nghiền rác. 

quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Song chắn rác

Bước 2: Điều hoà lưu lượng và ổn định pH

 Đây là 2 điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo. Trước khi ổn định pH thì sẽ điều hoà lưu lượng bằng cách loại bỏ bớt các vật chất khó xử lý như dầu, rắn vô cơ…

Bể tách mỡ và bể phốt

Nước thải sinh hoạt có nhiều dầu mỡ từ hoạt động nấu nướng nên cần bể tách mỡ. Chất béo nhẹ hơn nước thường nổi trên bề mặt. Do đó chúng có thể được tách thủ công hoặc sử dụng thiết bị cơ học để tách dầu mỡ. Các chất thải sinh hoạt đơn thuần sẽ được chứa trong bể phốt (hầm phốt) 

Bể tách mỡ tại một nhà hàng

Bể lắng sơ bộ 

Có 2 kiểu phổ biến là hình chữ nhật và hình tròn. Quá trình lắng tách chất rắn lơ lửng ra khỏi nước dưới tác dung của trọng lực. Cát, các hạt vô cơ… sẽ lắng xuống, phần nước phía trên sẽ được tách ra chuyển sang bể khác để tiếp tục xử lý.

Bể điều hòa

Đúng như tên gọi, bể giúp điều hoà dòng nước sau quá trình lọc, tách sơ bộ. Nước vào bể điều hòa sẽ được hạn chế thay đổi về lưu lượng, ổn định mức pH và nồng độ các chất thải. 

Bước 3: Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học.

Lúc này nước thải từ bể điều hoà đi đến bể hiếu khí (Aerotank). Quá trình phân hủy sinh học hiếu khí bên trong bể được thực hiện bởi các vi sinh vật có lợi như Bacillus. Các vi sinh vật này sử dụng oxy làm năng lượng chính để bẻ gãy liên kết của hợp chất hữu cơ, chuyển hoá chúng thành chất đơn giản và thân thiện hơn. Do đó, nếu các vi sinh vật này càng phát triển, BOD, COD sẽ càng giảm.

Để duy trì hoạt động trong bể aerotank, nên bổ sung dòng vi sinh hiếu khí khoẻ mạnh, chẳng hạn như vi sinh IMWT từ Canada.

Xem thêm: 4 trường hợp cần áp dụng vi sinh vào hệ thống XLNT

Bước 4: Lắng sinh học

Sau khi giảm BOD, COD sẽ đến bước loại bỏ các chất lơ lửng (SS), các chất ô nhiễm, bùn hoạt tính trong nước thải bằng thiết bị lắng trung tâm. Các bông bùn nặng sẽ lắng xuống, nước trong đi qua ống dẫn và đến bể khử trùng. 

Nhiều loại nước thải có SV30 khá cao như nước thải tinh bột, sản xuất nước ngọt,…thì phải kiểm soát tỉ lệ. Bùn nhiều trong bể Aerotank sẽ có hiện tượng đổi màu, bong bóng nổi kín bề mặt chặn oxy làm sinh ra môi trường kỵ khí có hại.

Bể lắng

Bước 5: Khử trùng & kết thúc quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Khử trùng là dùng các hóa chất như Clo để tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Bước khử trùng sau khi đạt tiêu chuẩn sẽ có thể được xả thả hoặc tái sử dụng.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.