quá trình hiếu khí trong xử lý nước thải

Quá trình hiếu khí trong xử lý nước thải, các loại xử lý hiếu khí thường gặp

Quá trình hiếu khí là gì?

Quá trình hiếu khí hay xử lý hiếu khí, cùng với xử lý kỵ khí là quá trình xử lý sinh học. Xử lý hiếu khí là công đoạn chính của việc xử lý nước thải, diễn ra ở bể hiếu khí (bể aerotank). Quá trình hiếu khí được ứng dụng trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải (XLNT) 

Xem thêm: Kiểm tra bể hiếu khí là làm gì và cách thực hiện

Quá trình hiếu khí xử lý nước thải bằng cách nào?

Xử lý hiếu khí sử dụng vi sinh vật hiếu khí để xử lý nước thải. Để các vi sinh hoạt động tốt, bể hiếu khí được lắp các thiết bị, bổ sung các chất để cung cấp điều kiện sống lý tưởng cho chúng. Trong đó các thiết bị sục khí tạo ra oxy hòa tan là quan trọng nhất để cung cấp lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật. Ngoài ra chúng có chức năng quan trọng khác là đảo trộn bùn và nước thải với nhau. Nhờ đó vi sinh mới phân hủy được chất hữu cơ trong nước thải. 

Để quá trình hiếu khí diễn ra hiệu quả, các chủng vi sinh hiếu khí khỏe mạnh trong IMWT là rất cần thiết.

vi sinh xử lý nước thải IMWT; bùn khó lắng trong bể hiếu khí

Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của vi sinh vật

Khả năng xử lý chất ô nhiễm trong nước thải của vi sinh vật được đo bằng BOD. BOD dùng để chỉ lượng oxy hòa tan cần thiết các sinh vật hiếu khí cần để phân hủy chất hữu cơ thành các chất không độc hại. Mức độ BOD cao cho thấy nồng độ ô nhiễm trong nước thải cao.

Xem thêm: Oxy hòa tan của các chủng vi sinh vật xử lý nước thải

Ngoài oxy hòa tan, các hệ thống sinh học thường cần được cân bằng về lưu lượng, tải trọng, pH, nhiệt độ và chất dinh dưỡng. Đây cũng là các thông số mà người vận hành cần tiến hành kiểm tra hàng ngày để đảm bảo bể hiếu khí hoạt động tốt. 

Thí dụ về các hệ thống áp dụng quá trình xử lý hiếu khí thường gặp

Quá trình bùn hoạt tính xử lý hiếu khí 

Quá trình bùn hoạt tính được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải sinh hoạt. Diễn ra khi nước thải từ bể điều hòa vào bể hiếu khí chứa các vi sinh hiếu khí. Các chất hữu cơ bị phân hủy và tiêu hóa bởi vi khuẩn tạo thành bông bùn. Các bông bùn sau đó đi qua bể lắng và bị tách khỏi nước thải bằng quá trình lắng. Bông bùn chứa vi sinh sau đó được tuần hoàn lại để tiếp tục xử lý mẻ tiếp theo. Hệ thống bùn hoạt tính thường cần diện tích xây dựng lớn và tạo ra lượng bùn nhiều.

Xem thêm: 6 nguyên do làm quá trình bùn hoạt tính kém hiệu quả

Bể phản ứng sinh học FBBR

Hệ thống này bao gồm nhiều ngăn. Trong các ngăn này được lắp giá thể là gốm, xốp hoặc nhựa. Nước thải sau đó đi qua lớp vật liệu cố định. Giá thể cần có diện tích bề mặt đủ lớn để vi sinh dính bám và xử lý nước thải đi qua. FBBR tạo ít bùn thải và chi phí xử lý bùn thấp nhất. 

Phương pháp này thường được sử dụng trong xử lý nước cho hồ cá cảnh. Các lớp vật liệu lọc, giá thể dính bám được sắp đặt để tối ưu cho dòng nước chảy qua.

Bể phản ứng sinh học với giá thể di động MBBR

Bể MBBR chứa nhiều giá thể di động. Các giá thể này giúp vi sinh dính bám và lơ lửng trong nước. Ngày nay phổ biến là các giá thể sinh học bằng nhựa có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau. Các giá thể này được đảo trộn liên tục bởi dòng khí oxy cấp vào trong bể giúp vi sinh tiếp xúc tốt với nước thải. Do có diện tích tiếp xúc lớn, bể MBBR có thể xử lý được BOD cao hơn trong một diện tích nhỏ hơn. 

Bể sinh học dạng màng MBR

Màng MBR là công nghệ xử lý tiên tiến kết hợp bùn hoạt tính với quá trình lọc màng. MBR hoạt động với lượng MLSS cao hơn nhiều và thời gian lưu bùn (SRT) lâu hơn. 

Màng MBR chủ yếu dùng trong hệ thống có BOD và TSS cao hoặc không có nhiều diện tích. Màng MBR siêu lọc có thể là dạng sợi rỗng hoặc tấm phẳng. MBR được biết đến với số vốn đầu tư cao, chi phí vận hành và chi phí bảo trì cao. Bạn cũng thường phải vệ sinh màng MBR bằng hóa chất.

khi nào cần sử dụng màng MBR?

Xem thêm: So sánh bể MBBR và MBR

Khi nào cần sử dụng màng MBR

Bộ lọc nhỏ giọt sinh học

Các bộ lọc này hoạt động bằng cách cho không khí hoặc nước đi qua một một lớp màng sinh học. Màng sinh học bao gồm vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Một số bộ lọc được dùng cho các hệ thống này bao gồm sỏi, cát, bọt và vật liệu gốm. Ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ này là xử lý nước thải sinh hoạt công suất lớn. 

Flash có thể giúp gì cho quá trình hiếu khí hệ thống bạn vận hành trơn tru hơn?

Chúng tôi cung cấp vi sinh hiệu quả cao, nguồn gốc rõ ràng và tư vấn hợp lý. Được sản xuất bởi công nghệ nhờ các nghiên cứu tiên tiến của Proventus Bioscience – Canada. Với mật độ cao nhất thị trường các chủng vi sinh hiếu khí nồng độ cao, IMWT giúp xử lý BOD, COD, Tss hiệu quả, giảm mùi hôi và ổn định hệ thống.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.