giảm photpho trong nước thải như thế nào?

Photpho trong nước thải là gì? Các cách giảm Photpho trong nước thải

Một vài hệ thông hiện nay đang bị vượt chỉ tiêu Photpho, ngay cả đối với nước thải sinh hoạt. Hầu hết các hợp chất của photpho thì không bay hơi ở điều kiện thông thường. Vì vậy cách phổ biến để tách photpho trong nước thải ra khỏi nước thông qua quá trình keo tụ tạo bông, chuyển photpho về dạng không tan rồi lắng lọc. 

Hóa chất phổ biến để kết tủa photpho là các phèn nhôm, phèn sắt và vôi. Mình thì thấy dùng vôi hiệu quả hơn trong việc kết tủa Photpho và không làm thay đổi nhiều đến pH của nước thải. 

Photpho trong nước thải là gì?

Tổng P trong nước thải bao gồm ba dạng phổ biến của P: Organic-P, Poly (cô đặc) P và Ortho-P. Cả ba hình thức này đều có khả năng tồn tại trong nước thải. Organic-P trong nướ thải bao gồm P một phần P của các hợp chất hữu cơ; phế liệu thực phẩm và chất thải của người hoặc động vật. Các hợp P chất hữu cơ có thể hòa tan (hòa tan) trong nước thải, nhưng thường được liên kết với vật liệu hạt.

Poly-P ở dạng chuỗi dài, bao gồm nhiều phân tử PO4 được liên kết với nhau. Poly-P có thể hòa tan, được tìm thấy trong nhiều chất tẩy rửa.

phốt pho trong nước thải

Ortho-P có thể được coi là phân tử PO4; thường được gọi đơn giản là Phôtphat. Dạng photpho này hòa tan, và có mặt phổ biến trong nhiều loại chất tẩy rửa và chất hoạt động bề mặt, đặc biệt là chất tẩy rửa công nghiệp. Ví dụ như, các nhà sản xuất sữa và các cơ sở chế biến thực phẩm thường sử dụng dung dịch axit photphoric (H3PO4) để làm sạch và có thể thải ra nồng độ Ortho-P cao.

Giảm Photpho bằng hóa chất: 

Sử dụng phèn, muối sắt hoặc thậm chí vôi để kết tủa hóa học là phương pháp lâu đời nhất để giảm photpho hòa tan trong nước thải. Hiện nay, sử dụng phèn hoặc muối sắt được dùng nhiều hơn vì chúng hoạt động tốt hơn ở độ pH trung tính của nước thải. 

CÔNG TY TNHH FLASH CT

Nhược điểm chính của phương pháp hóa học là khối lượng bùn và muối kim loại trong bùn tăng lên.

Ngoài hóa chất, men vi sinh có thể giảm photpho được không? 

Vì nhiều hệ thống không có bể keo tụ tạo bông nên áp dụng giải pháp vi sinh là giải pháp hay nhất, vừa xử lý photpho vừa không phải cải tạo hệ thống. Có một số loại vi sinh có thể tích lũy photpho nhiều hơn mức cơ thể chúng cần trong bể hiếu khí. Thông thường hàm lượng Photpho trong tế bào vi sinh chiếm từ 1.0 – 2.5% tế bào khô. Nhưng một số ít loại có thể hấp thụ cao hơn từ 6.0 – 8.0%.

Sau khi vi sinh tích lũy P vào tế bào hay còn gọi là bùn hoạt tính, thì qua bể lắng bùn sẽ được tách ra, từ đó P sau xử lý sẽ giảm. Phương pháp này có thể phù hợp với những nước thải có tỉ lệ P vượt tiêu chuẩn chút xíu. Nếu vi sinh đã tích lũy P vào tế bào mà sau thời giai dài bùn già không được bơm về bể chứa bùn để ép thì vi sinh sẽ chết và trả lại lượng P đã tích lũy.

Giải pháp trồng cây thủy sinh

Trồng cây thủy sinh cũng có thể giảm được P trong nước. Giải pháp này phụ thuộc vào khả năng hấp thụ P của cây thủy sinh. Trồng cây thủy sinh thì có thể thực hiện được ở các Hồ sinh học hoặc các hệ thống ngoài trời. Đối với các hệ thống trong tầng hầm không có ánh sáng thì cây không thể nào quang hợp để phát triển được. 

Hiện nay, tách hợp chất P có thể được thực hiện bằng các loại màng Nano, quá trình thẩm thấu ngược RO. Về nguyên tắc quá trình này đòi hỏi chi phí đầu tư cao, khá đắt đỏ nên ít hệ thống đầu tư giải pháp này.

Tóm lại, giải pháp xử lý P thì có nhiều nhưng vẫn ưu tiên sử dụng giải pháp keo tụ tạo bông và vi sinh xử lý Photpho. Đây là 2 giải pháp đơn giản, dễ vận hành và chi phí đầu tư hợp lý.

Xem thêm:

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.