các thông số ô nhiễm trong quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2021/BTNMT

Phân tích các thông số trong quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất QCVN 40:2021/BTNMT và cách xử lý đạt chuẩn

1. Đối tượng áp dụng của quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2021/BTNMT:

Quy chuẩn 40:2021/BTNMT áp dụng đối với cơ sở xả nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. 

  • Vùng A: Là các vùng cần được quản lý nhằm mục tiêu duy trì hoặc hướng tới mục tiêu chất lượng nước tương đương Cột A của QCVN 08:2021/BTNMT; vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có giá trị chỉ số Iô từ 2,5 trở lên (tương ứng Cột A Bảng 1 và Bảng 2 Quy chuẩn này). Áp dụng vùng A tương ứng với Cột A (của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải) đã được Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho đến thời điểm có quy định việc phân vùng xả nước thải. 
  • Vùng B: Là các vùng cần được quản lý nhằm mục tiêu duy trì hoặc hướng tới mục tiêu chất lượng nước tương đương Cột B của QCVN 08:2021/BTNMT; vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có giá trị chỉ số Iô từ 1,5 đến dưới 2,5 (tương ứng Cột B Bảng 1 và Bảng 2 Quy chuẩn này).
  • Vùng C: Các vùng nước mặt và nước biển còn lại (tương ứng Cột C Bảng 1 và Bảng 2 Quy chuẩn này). Áp dụng vùng B và C tương ứng với Cột B (của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải) đã được Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho đến thời điểm có quy định việc phân vùng xả nước thải. 

2. Bảng giá trị tối đa cho phép của các chỉ tiêu trong quy chuẩn quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2021/BTNMT

3. Phân tích các chỉ tiêu trong quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2021/BTNMT và cách xử lý đạt chuẩn:

  1. Thông số pH trong nước thải công nghiệp:

Nồng độ pH (pondus hydrogenii” (“độ hoạt động của hiđrô”) trong tiếng Latin) là chỉ số xác định tính độ axit hay bazơ của một dung dịch. 

Bài chi tiết: nồng độ pH là gì? Cách đo như thế nào? pH nước thải bao nhiêu là tốt?

Các vi khuẩn xử lý nước thải thường hoạt động tốt nhất trong khoảng pH từ 7,0 – 8,0. Đây là mức pH “tốt nhất” mà các hệ thống vận hành mong muốn. Các chế phẩm sinh học có thể sử dụng các chủng có độ pH từ 3.0 (Thiobacillus) đến 11.0 (alkanophilic Bacillus). Chỉ tiêu pH trong nước thải sinh hoạt được nhà nước quy định đối với tất cả các loại nước thải là từ 6-9. pH quá thấp hoặc quá cao sẽ không phù hợp để xử lý nước thải. Do đó điều chỉnh pH trong nước thải rất quan trọng để xử lý sinh học diễn ra hiệu quả.

Bài chi tiết: 2 cách điều chỉnh pH trong nước thải

2. Thông số BOD5 trong quy chuẩn nước thải công nghiệp

BOD hay nhu cầu oxy sinh hóa là từ viết tắt của từ“Biological Oxygen Demand”. BOD tính toán mức độ ô nhiễm bằng cách đo lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa chất hữu cơ bằng quá trình chuyển hóa hiếu khí của hệ vi sinh vật. BOD ước tính mức độ ô nhiễm của nước thải. Nước thải có BOD càng cao là càng ô nhiễm. 

BOD5 là thử nghiệm BOD được thực hiện trong quá trình ủ 5 ngày để xác định nồng độ BOD5. Thông số BOD5 được nhà nước cho phép đối với nước thải loại A là dưới 30mg/L. 

Đo thông số BOD để làm gì:

Thông số BOD được đo ở đầu ra, giúp đánh giá chất lượng nước sau xử lý có đạt tiêu chuẩn xả thải hay không. Trường hợp BOD được đo ở đầu vào là để giúp người vận hành xác định nên áp dụng công nghệ gì để XLNT. Nó cũng giống như chỉ tiêu T-N, pH, DO… 

Thông thường khi test chất lượng nước thải, người ta hay test chỉ tiêu BODCOD chung với nhau. Vì đây là 2 chỉ tiêu để đánh giá hệ thống có thể áp dụng xử lý sinh học hay không.

3. Thông số COD quy chuẩn nước thải công nghiệp

Một chỉ tiêu khác để đo hàm lượng hữu cơ trong nước thải là nhu cầu oxy hóa học (COD). Phương pháp này thuận tiện hơn BOD5 vì chỉ cần khoảng 3 giờ để có kết quả. Trong khi BOD5 cần tới 5 ngày.

COD thường cao hơn BOD bởi vì số lượng các chất có thể bị oxy hóa hóa học nhiều hơn các chất có thể phân hủy sinh học. BOD5 với COD cũng tương quan đến nhau nên khi phân tích COD, bạn có thể ước tính được BOD5 của nước thải.

Đối với nước thải chế biến thủy sản, COD của nước thải có thể dao động từ 150 đến khoảng 42.000 mg/L. COD được bộ tài nguyên và môi trường quy định là 75 (cột A). 

4. Chỉ tiêu TSS 

Chỉ tiêu TSS là viết tắt của tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids). Một cách dễ hiểu, đó là trọng lượng khô của chất rắn bị giữ lại bởi lưới lọc. 

TSS dùng để chỉ các hạt trong nước có kích thước vượt quá 2 micron (hơn 2/1000 mm). Mặt khác, bất kỳ hạt nào có kích thước nhỏ hơn 2 micron được coi là tổng chất rắn hòa tan (TDS). Phần lớn tổng chất rắn lơ lửng bao gồm các vật liệu vô cơ; tuy nhiên, tảo và vi khuẩn cũng có thể được coi là TSS.

TSS là gì? Cách đo Tss và xử lý TSs nước thải

Bài chi tiết: TSS là gì? Cách đo và xử lý TSS nước thải

BOD, COD và TSS trong nước thải được xử lý hiệu quả qua quá trình sinh học hiếu khí sử dụng các chủng vi khuẩn trong vi sinh IMWT. IMWT được sản xuất tại Canada bởi hãng  Proventus. IMWT có mật độ cao nhất thị trường hiện nay, với 10 tỷ con/gram (1*10^10 cfu/gram). Mật độ cao cùng công thức đặc biệt giúp IMWT phân hủy chất ô nhiễm hiệu quả nhất, dùng được cho cả nước thải công nghiệp và sinh hoạt. IMWT còn hỗ trợ xử lý dầu mỡ, hóa chất và nhiều chất gây ô nhiễm của nhà máy. Dùng IMWT kết hợp với sự tư vấn của Flash bạn sẽ bớt stress và giảm thiểu sự cố khi hệ thống bạn quá tải do sản xuất trong mùa cao điểm.

5. TOC: Tổng lượng cacbon hữu cơ

Một cách khác để ước tính hàm lượng hữu cơ là phương pháp tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC), dựa trên sự đốt cháy chất hữu cơ thành carbon dioxide và nước trong máy phân tích TOC. Sau khi tách nước, khí đốt được đưa qua máy phân tích hồng ngoại và phản ứng được ghi lại. Máy phân tích TOC đang được chấp nhận trong một số ứng dụng cụ thể vì thử nghiệm có thể được hoàn thành trong vài phút, với điều kiện là có sự tương quan với BOD5 hoặc COD. Một lợi thế nữa của thử nghiệm TOC là máy phân tích có thể được gắn trong nhà máy để kiểm soát quy trình trực tuyến. Do chi phí thiết bị tương đối cao, phương pháp này không được sử dụng rộng rãi.

6. Thông số Amoni (tính theo Nitơ)

Amoni trong nước thải là một dạng tồn tại của Nitơ trong nước thải. Gần như tất cả nitơ trong nước chưa xử lý là amoni (NH4+). Thông qua một quá trình được gọi là thủy phân, nitơ hữu cơ dạng hạt bắt đầu chuyển đổi thành amoniac hoặc amoni. Quá trình thủy phân là sự chuyển đổi vật chất hữu cơ dạng hạt thành các dạng đủ nhỏ để vi khuẩn hấp thụ và tiêu thụ.

Lượng amoniac và amoni được tạo thành phụ thuộc vào độ pH và nhiệt độ của chất lỏng. Khi pH của nước thải có tính axit (<6,9) hoặc trung tính (7,0), phần lớn nitơ là amoni (NH4 +). Khi pH tăng lên 8,0 và đang tăng, amoni bắt đầu chuyển sang dạng khí amoniac hòa tan (NH3). Ở pH 10 và cao hơn, hầu như tất cả amoni đã chuyển thành khí amoniac hòa tan. 

Đa số nước thải tòa nhà, resort, khách sạn mà Flash làm việc bị dính thông số Amoni này.

Bài chi tiết: Amoni nước thải là gì? Cách đo và xử lý amoni 

7. Thông số Nitơ tổng trong quy chuẩn nước thải công nghiệp

Nitơ và phốt pho thực ra là những chất dinh dưỡng nhưng dư thừa lại thành ra có hại. Chúng làm tảo sinh sôi và ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Tổng nitơ (TKN) = Ammonia + Nitơ hữu cơ. Nó không bao gồm nitrite hoặc nitrate.

Bài chi tiết: Vì sao phải kiểm tra nitơ tổng đầu vào  

amoni trong nước thải là gì? Cách đo và xử lý amoni nước thải

TKN tác động đến việc tạo ra amoni từ sự phân hủy sinh học của các sinh vật dị dưỡng. Trong khi một số nitơ được sử dụng trong phân chia tế bào và các quá trình trao đổi chất khác, phần nitơ dư thừa sẽ chuyển đổi sinh học thành amonia.

Nitơ trong nước mới bị ô nhiễm ban đầu có mặt ở dạng nitơ hữu cơ và amonia. Lượng amoni này sẽ được xử lý  bởi vi khuẩn oxy hóa amonia & vi khuẩn oxy hóa nitrite. Khi nitrit và amoni ở nồng độ tối thiểu (gần bằng 0) và nitrat ở giá trị tối đa, nước thải đã được nitrat hóa hoàn toàn. Nước thải nitrat hóa hoàn toàn sẽ có ít hoặc không có nitơ hữu cơ. Vì vậy để không sót lại nitơ hữu cơ trong nước, cần test tổng nitơ để có thể xử lý kịp thời.

Bài chi tiết: Quá trình nitrat hóa là gì?

Xử lý Amoni và nitơ trong nước thải sinh hoạt 

Chủng Pseudomonas và Bacillus dị dưỡng có trong vi sinh xử lý amoni, nitơ Quick Start có khả năng phân hủy hữu cơ nhanh hơn hẳn các chủng Nitrosomonas và Nitrobacter tự dưỡng thông thường do khả năng phân bào nhanh hơn. Vi khuẩn trong Quick Start nhanh chóng thích nghi, hoạt động ngay cả ở 12 độ C. Giảm nồng độ Amoni lên đến 40-50% trong 24-48 tiếng.

Xem thêm: Vi khuẩn nitrat hóa tự dưỡng và dị dưỡng, ngoài nitrosomonas nitrobacter còn những chủng nào?

8. Thông số tổng Phốt pho trong nước thải

Tổng P trong nước thải bao gồm ba dạng phổ biến của P: Organic-P, Poly (cô đặc) P và Ortho-P. Cả ba hình thức này đều có khả năng tồn tại trong nước thải. Organic-P trong nướ thải bao gồm P một phần P của các hợp chất hữu cơ; phế liệu thực phẩm và chất thải của người hoặc động vật. Các hợp P chất hữu cơ có thể hòa tan (hòa tan) trong nước thải, nhưng thường được liên kết với vật liệu hạt.

Bài chi tiết: Phốt pho trong nước thải có ảnh hưởng gì

9. Chỉ tiêu tổng Coliform trong nước thải

Tổng số lượng coliform cho biết dấu hiệu chung về tình trạng vệ sinh của nguồn cung cấp nước. Nhóm coliform phân bao gồm tất cả các vi khuẩn hình que không hình thành bao tử, Gram âm. Có thể phát triển ở điều kiện có hoặc không có oxy.

Bản thân khuẩn coliform là những sinh vật chỉ thị. Chúng chỉ ra sự hiện diện của các loài vi khuẩn gây bệnh khá

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.