Nước thải chăn nuôi là một trong những loại mà theo Flash đánh giá là khó xử lý. Khó xử lý bởi chi phí để đầu tư cao hơn nhiều so với các loại nước thải khác. Nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng chất hữu cơ khó phân hủy (COD, BOD) nhưng may mắn là vẫn xử lý được, nhưng chỉ tiêu Ni tơ và Độ màu là khó xử lý hơn.
Nước thải mà chưa xử lý đạt ảnh hưởng môi trường rõ rệt. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy các kênh rạch sông suối tiếp nhận nước thải sẽ có màu đen và tảo nổi xanh mặt nước. Mùi hôi từ các kênh rạch này bốc lên rất khó chịu ảnh hưởng môi trường xung quanh.
Vì đặc tính nước thải khó xử lý nên phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như hóa lý keo tụ tạo bông + sinh học hoặc ngược lại. Hầu như nước thải chăn nuôi không còn thiếu công nghệ gì mà xử lý nước thải đang có. Vì độ phức tạp của nó nên chi phí hóa chất, chi phí vận hành rất tốn kém. Nói như vậy để cho thấy nước thải này thuộc loại khó hàng đầu trong các loại nước thải.
Hiện tượng bọt nổi trên bể hiếu khí
Bể hiếu khí là bể rất quan trọng, tại đây vi sinh xử lý COD, BOD và đặc biệt là chỉ tiêu Amoni trong nước thải. Quan sát thực tế Flash thấy hiện tượng nổi bọt có nhiều điểm chung như sau:
Bọt nâu, xám nổi nhiều -> hệ thống vận hành đạt.

Bọt nâu trắng nổi nhiều -> hệ thống vận hành chưa ổn.

Nước thải sau xử lý đạt -> độ màu được khử tốt, nước trong không chất lơ lửng.

Thông tin này dựa trên quan sát của Flash. Các hiện tượng này đều liên quan đến hệ vi sinh hiếu khí . Các anh em vận hành ở hệ thống khác không biết có thấy hiện tượng như vậy không?
