Nuôi vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm không phải là điều dễ dàng, gây nhiều phiền toái cho người vận hành. Ngành dệt nhuộm là một ngành công nghiệp truyền thống và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Dệt nhuộm và may mặc là ngành xuất khẩu chính của Việt Nam. Tuy nhiên những hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Flash CT có dịp ghé thăm thường khó nuôi vi sinh. Nguyên do là gì và mẹo nào nuôi vi sinh trong hệ thống nước thải dệt nhuộm hiệu quả?
Hệ thống xử lý nước thải Dệt nhuộm thường áp dụng công nghệ xử lý như sau:
Nước thải dệt nhuộm → Hố gom → Bể điều hòa → Keo tụ bậc 1 → Bể lắng 1 → Bể trung gian → Bể sinh học hiếu khí → Bể lắng 2 → Keo tụ bậc 2 → Bể lắng 3 → Bể trung gian 2 → Lọc áp lực → Nguồn tiếp nhận khu công nghiệp.
Vì sao khó nuôi vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm?
Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm có tính chất phức tạp, đặc biệt là do chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, ví dụ như hữu cơ, chất độc hại, chất cấu trúc phức tạp và đậm màu. Những chất này có thể gây độc hại cho vi sinh vật và làm giảm khả năng sinh trưởng của chúng.
Việc xử lý nước thải dệt nhuộm cũng thường có các vấn đề về pH, nhiệt độ và mức độ ô nhiễm. Các điều kiện này không phải lúc nào cũng thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Hơn nữa, trong quá trình xử lý nước thải, các quá trình hóa học và vật lý như oxy hóa, khử trùng, cô lập và lắng tụ cũng có thể ảnh hưởng đến vi sinh vật và làm giảm sự sống còn của chúng.
Do đó, việc nuôi vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm là một thách thức lớn và đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn và kỹ năng kỹ thuật cao. Các chuyên gia cần phải xem xét và thiết kế hệ thống sao cho phù hợp với tính chất của nước thải dệt nhuộm và đảm bảo rằng vi sinh vật có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển.
Mẹo nuôi vi sinh hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả cao:
Tối ưu hoá keo tụ hóa lý để nuôi vi sinh hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả
Đối với các bể keo tụ hóa lý mới khởi động sẽ cần thời gian 3-7 ngày để theo dõi và ổn định lượng hóa chất châm vào hệ thống. Thí nghiệm jartest tại hiện trường giúp tối ưu mức sử dụng hóa chất. Hoá chất vừa đủ sẽ giảm thiểu ức chế hệ vi sinh ở các bể sinh học.
Điều chỉnh nhiệt độ quanh mức 300C
Nhiệt độ nước thải tiếp nhận cao trên 500C, nước có hiện tượng bốc hơi trong hố gom. Việc điều chỉnh giảm nhiệt độ được thực hiện bằng cách làm thoáng cưỡng bước trong bể điều hòa. Việc sục khí liên tục tại bể này giúp nước thải nhanh chóng giảm nhiệt độ và duy trì quanh mức 300C trước khi vào bể sinh học. Việc điều chỉnh nhiệt độ rất quan trọng trong việc nuôi cấy vi sinh. Nhiệt độ quá cao sẽ khiến vi sinh không thể thích nghi và phát triển trong quá trình nuôi cấy.
Chọn vi sinh mầm IMWT của Proventus Bioscience MẬT ĐỘ CAO cho hiệu quả xử lý tối ưu
Đối với các hệ thống sử dụng vi sinh hiếu khí IMWT của Proventus Bioscience của Canada với những ưu điểm về khả năng xử lý và mức độ thích nghi cao để áp dụng.

Xử lý BOD, COD và TSS nước thải công nghiệp và sinh hoạt
Nhờ mật độ cực cao, 10.000.000.000 con/gram. Vi khuẩn trong vi sinh hiếu khí IMWT khỏe mạnh và cạnh tranh tốt hơn các chủng khác
Hỗ trợ xử lý dầu mỡ
Tổ hợp vi sinh hiếu khí IMWT phân hủy dầu mỡ, axit béo, protein, lipid và carbonhydrate
Giúp giảm mùi hôi
Các lợi khuẩn trong vi sinh hiếu khí IMWT phân hủy chất hữu cơ thành nước, khí CO2 và không sinh ra độc tố, không gây mùi hôi như các vi khuẩn khác
Liều dùng thấp, tiết kiệm chi phí
Liều dùng thấp chỉ từ 5-10g/m3 nước thải. Giúp giảm chi phí vận hành