bệnh phân trắng trên tôm

Kinh nghiệm phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm

Trước đây thì tỉ lệ nuôi tôm siêu thâm canh thành công từ 80-90% trở lên. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây bệnh phân trắng trên tôm xuất hiện ngày càng nhiều và tỉ lệ kháng thuốc ngày càng cao. Do đó, để nuôi tôm về size đẹp thì phải tìm cách giải quyết được bệnh phân trắng xuất hiện trong suốt quá trình nuôi. 

Khi nào bắt đầu xuất hiện bệnh phân trắng trên tôm?

Giai đoạn Tôm về 7-10 ngày là cũng bắt đầu gặp triệu chứng phân trắng. Mỗi giai đoạn có cách điều trị khác nhau. Vì vậy chúng ta phải có cách đề phòng và điều trị trong các giai đoạn này. Tuy nhiên, khi điều trị nhiều người sẽ thắc mắc tôm sẽ bị nhiễm kháng sinh, nhiễm chất cấm không? Nếu nhiễm thì không thể xuất khẩu được qua các nước Mỹ, Châu Âu…. mặc dù vậy, mỗi vùng nuôi chúng ta sẽ có cách điều trị khác nhau.

Làm gì khi tôm bị bệnh phân trắng?

Nuôi tôm cũng giống như làm khoa học. Trong các giai đoạn nuôi tôm chúng ta phải phải đem tôm đi xét nghiệm để biết được tôm của chúng ta đang bị bệnh như thế nào. Như thế nào thì phải điều trị và như thế nào thì phải phòng ngừa. Phòng ngừa thì sử dụng thuốc ít như 1 cữ/ngày hoặc 3 cữ/tuần hoặc ít hơn nữa. Khi gửi mẫu xét nghiệm thấy mật độ khuẩn trên 1000 tế bào/ml nước thì chúng ta phải điều trị. Khi điều trị cần phải kiểm tra thuốc hiệu quả ra sao? sau 3 ngày điều trị kiểm tra lại nếu khuẩn chưa giảm thì chúng ta phải kiểm tra lại nguồn thuốc và đổi liệu trình điều trị cho phù hợp.

Hiện nay, có nhiều quy trình nuôi tôm sử dụng thực phẩm chức năng để giúp con tôm có sức đề kháng cao vượt qua bệnh tật điều đó rất khó kiểm chứng. Nhiều người còn cho tôm ăn đông trùng hạ thảo. Một khi tôm đã bị bệnh phân trắng thì phải sử dụng đúng thuốc đặc trị nếu không thì vài ngày thì đàn tôm có thể sẽ yếu và chết. Do đó trong quá trình nuôi phải sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian và đúng liều lượng thì bệnh phân trắng mới xử lý được.

Cách sử dụng thuốc đặc trị bệnh phân trắng

Khi kiểm tra khuẩn đã vượt ngưỡng cho phép, quan sát con tôm thấy có dấu hiệu ruột lỏng hoặc ruột trống nhiều, ruột có màu không bình thường. Đây là dấu hiệu để chúng ta biết mà điều trị bệnh phân trắng. 

Phương pháp điều trị bệnh phân trắng như sau: 

  1. Giảm thức ăn 1/3 so với bình thường, giảm cữ cho ăn
  2. Trộn thuốc đặc trị (không nên trộn với thuốc khác) các cữ vào sáng trưa chiều tùy trường hợp. Cữ còn lại có thể trộn thuốc bổ, dinh dưỡng để giúp tôm phục hồi đường ruột. Nhiều người quên trộn thuốc bổ, dinh dưỡng vô tình làm cho con tôm đó sau điều trị bị suy dinh dưỡng, tôm không lớn.
  3. Trường hợp nặng quá khi sử dụng thuốc đặc trị có thể thay nước từ từ, giúp môi trường tốt hơn. Nước thay cần phải được xử lý môi trường tốt.
  4. Điều trị từ 3-5 ngày, 3 ngày đầu có thể trị mạnh sau đó giảm lại và bổ sung dinh dưỡng lại cho tôm. Bổ sung men vi sinh đường ruột AQ Benefit với liều lượng 1-3gram/kg thức ăn để bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm. Men vi sinh đường ruột này có nhiều chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột và các dinh dưỡng cần thiết để tôm có thể phát triển trở lại, tránh hiện tượng không lớn. 
  5. Phòng bệnh phân trắng

Trong quá trình nuôi nên sử dụng định kỳ men vi sinh xử lý đáy Aquacure Tabs kết hợp với Pond start xử lý nhớt bạt, khí độc. Hai loại men này cạnh tranh và giảm vi khuẩn có hại rất mạnh. Vi khuẩn có hại được kiểm soát, màu nước giữ được tảo đẹp thì bệnh phân trắng sẽ không còn là nỗi lo trong nuôi tôm.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.