Sau một thời gian dài tạm ngưng hoặc ngừng vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Giờ đây để vận hành lại chúng ta cần những thao tác kiểm tra sau để chắc chắn hệ thống sẵn sàng trở lại hoạt động. Đây là những thao tác rất cần thiết để đảm bảo hệ thống sẽ được trở lại nhanh nhất.
1. Kiểm tra hệ thống
Kiểm tra hệ thống có 3 việc cần làm:
- Kiểm tra nguồn điện
- Kiểm tra thiết bị
- Kiểm tra hóa chất
Hầu hết các nguồn điện cấp vào tủ điều khiển đều là 3 pha nên chúng ta phải đảm bảo nguồn điện đủ 3 pha. Tiếp sau đó là kiểm tra từng thiết bị bằng chế độ manual (kiểm tra bằng tay) để đảm bảo chúng vận hành tốt.
Về hóa chất trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là Xút (NaOH), Soda (NaHCO3) để nâng kiềm và giữ pH ổn định cho quá trình Nitrat hóa. Hóa chất khử trùng thường là clo dạng bột. Cách pha hóa chất cho xử lý nước thải bên Flash cũng đã có bài hướng dẫn, mọi người có thể tham khảo thêm ở đó liều lượng và cách pha.

2. Kiểm tra các bể xử lý
- Kiểm tra chất lượng nước đầu vào bể điều hòa
- Kiểm tra bể Anoxic, bể hiếu khí Aerotank
- Kiểm tra bể lắng
Một số lưu ý khi kiểm tra các bể xử lý như sau:
Bể điều hòa: là nơi chứa nước tập trung chúng ta cần xem kỹ có nổi váng dầu mỡ hoặc bọt chất tẩy rửa. Nếu có nhiều bọt trắng nổi trên bề mặt, chúng ta sẽ điều chỉnh bơm lưu lượng nhỏ để tránh gây sốc cho bể sinh học kế tiếp.
Bể Anoxic có thể có hiện tượng nổi bùn trên bề mặt, vấn đề đó có thể xảy ra. Tuy nhiên, khi vận hành máy khuấy sẽ đánh đều lớp bùn đó và nó hầu như không gây nguy hại cho hệ thống.
Bể hiếu khí Aerotank rất quan trọng, mở máy thổi khí chạy khoảng 24h trước khi tiếp nhận nước thải.
Bể lắng lâu ngày sẽ tích tụ bùn kỵ khí vì vậy sẽ bơm bùn này tuần hoàn lại bể Anoxic trước khi vận hành.
3. Vận hành Hệ thống
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt chủ yếu là xử lý chỉ tiêu Amoni và tổng Ni tơ. Chính vì vậy mà luôn có bể Anoxic và bể hiếu khí Aerotank.
Bể Anoxic: Nồng độ oxy hòa tan ở bể Anoxic luôn kiểm soát dưới 0.5mg/L. Độ pH duy trì tối ưu ở mức 7.0 -7.5 trở lên để tối ưu cho quá trình hoạt động của vi sinh khử Nitrat.
Bể hiếu khí Aerotank: Bể hiếu khí sẽ có khả năng dao động pH nhiều hơn bể Anoxic. Do quá trình Nitrat hóa và lượng CO2 sinh ra trong quá trình sinh học. Chính vì vậy pH có khả năng dao động từ 6.5-8.0. Nồng độ oxy hòa tan thấp nhất 2.5mg/L.
Bể hiếu khí có lượng bùn ít hay nhiều phụ thuộc vào BOD đầu vào. Vì vậy bạn cũng đừng quá ngạc nhiên nếu bể có lượng bùn ít hoặc không thấy bùn hoạt tính. Để giải thích nguyên nhân này chúng ta có thể đọc thêm về tỉ số F/M và MLSS.
Tỉ số F/M là lượng thức ăn (BOD) được cấp vào cho lượng vi sinh trong bể. Tỉ số F/M tối ưu là từ 0.2-1.0.
Vận hành bể lắng: Giai đoạn mới khởi động lại lượng bùn tuần hoàn là rất quan trọng. Do đó, chúng ta sẽ canh chỉnh thời gian bơm bùn tối ưu với hiện tại để tuần hoàn lượng bùn về bể sinh học. Bùn lúc này ít nên chúng rất quý.

Kiểm soát chất lượng nước sau xử lý:
Nước thải sinh hoạt nên lấy mẫu lưu lại hằng ngày để kiểm tra độ màu và độ đục. Chất lượng nước càng trong và không có cặn chứng tỏ hệ thống hoạt động tốt. Ngược lại, chúng ta sẽ kiểm tra bể Anoxic và bể hiếu khí. Bổ sung thêm nguồn carbon ( mật rỉ đường, methanol, glucose…) và men vi sinh xử lý nước thải IMWT cho bể Anoxic và Aerotank.
