Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật – Quá trình chuyển hoá Nitơ trong đất

1. Nguồn cung cấp dinh dưỡng nitơ ở thực vật

Nitơ là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên, chủ yếu tồn tại trong không khí và trong đất. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

1.1 Nitơ trong không khí

Nito phân tử (N2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%. Cây không thể hấp thu được nitơ phân tử. Nitơ phân tử sau khi đã được các vi sinh vật cố định nitơ chuyển hoá thành NH3 thì cây mới đồng hoá được. Nitơ ở dạng NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật.

1.2. Nitơ trong đất

Nguồn cung cấp dinh dưỡng nitơ ở thực vật chủ yếu là trong đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng : nitơ khoáng (nitơ vô cơ) trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật,…).

Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3 và NH4. NO3 dễ bị rửa trôi xuống các lớp đất nằm sâu bên dưới. NH4 được các hạt keo đất tích điện âm giữ lại trên bể mặt của chúng nên ít bị nước mưa mang đi.

Cây không trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Cây chỉ hấp thụ được dạng nitơ hữu cơ đó sau khi nó đã được các vi sinh vật đất khoáng hoá (biến nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng) thành NH4 và NO3 (hình 6.1).

2 – Quá trình chuyển hoá Nitơ trong đất và cố định Nitơ

2.1. Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất

Hình 6.1. Sự phụ thuộc vể mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi sinh vật đất

1. Khí quyển, 2. Nitơ ; 3. Vật chất hữu cơ ; 4. Vi khuẩn amôn hoá ; 5. Vi khuẩn cố định nitơ ;

6. Amôni ; 7. Vi khuẩn nitrat hoá ; 8. Nitrat ; 9. Axit amin ; 10. Rễ ; 11. Vi khuẩn phản nitrat hoá ; 12. Đất.

Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hoá nitrat thành nitơ phân tử (NO3 → N2). Quá trình này do các vi sinh vật kị khí thực hiện, đặc biệt diễn ra mạnh trong đất kị khí. Do đó, để ngăn chặn sự mất mát nitơ cẩn đảm bảo độ thoáng cho đất.

quá trình chuyển hoá nitơ trong đất và cố định nitơ

2.2 Quá trình cố định nitơ phân tử

Quá trình liên kết N2, với H2, để hình thành nên NH3 gọi là quá trình cố định nitơ.

Trong tự nhiên, hoạt động của các nhóm vi sinh vật cố định nitơ có vai trò quan trọng trong việc bù đắp lại lượng nitơ của đất đã bị cây lấy đi. Con đường sinh học cố định nitơ là con đường cố định nitơ do các vi sinh vật thực hiện.

Các vi sinh vật cố định nitơ gổm 2 nhóm : nhóm vi sinh vật sống tự do nhưvi khuẩn lam (Cyanobacteria) có nhiểu ở ruộng lúa và nhóm cộng sinh với thực vật, điển hình là các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium tạo nốt sân ở rễ cây họ Đậu (hình 6.2).

Vi khuẩn cố định nitơ có khả nǎng tuyệt vời như vậy vì trong cơ thể của các vi khuẩn cố định nitơ có một enzim độc nhất vô nhị là nitrôgenaza. Nitrôgenaza có khả năng bẻ gẫy ba liên kết công hoá trịbên vũmg giữa hai nguyên tử nitơ để nitơ liên kết vói hidrô tạo ra amôniac (NH3). Trong môi trường nước, NH3 chuyển thành NH4.

Xem thêm: Cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh

Nguồn: Sách giáo khoa Sinh học lớp 11

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.