chỉ tiêu BOD COD TSS là gì? Cach xử lý BOD COD TSS

Chỉ tiêu BOD, COD, TSS là gì? Cách xử lý BOD COD TSS trong nước thải?

BOD, COD, TSS là ba chỉ tiêu thể hiện mức độ ô nhiễm của nước thải. BOD, COD, TSS được quy định nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn xả thải, là căn cứ để người vận hành đo lường và xử lý nước thải đạt chuẩn.

BOD nước thải là gì? Cách xử lý BOD trong nước thải


BOD nước thải là gì?

BOD là từ viết tắt của từ“Biological Oxygen Demand”, là lượng oxi cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để oxi hóa các chất hữu cơ. BOD ước tính mức độ ô nhiễm của nước thải. Nước thải có BOD càng cao là càng ô nhiễm. Chỉ số BOD được đo ở đầu ra, giúp đánh giá chất lượng nước sau xử lý có đạt tiêu chuẩn xả thải hay không. Đo chỉ số BOD đầu vào giúp người vận hành xác định nên áp dụng công nghệ gì để XLNT. Nó cũng giống như chỉ tiêu T-N, pH, DO… BOD và COD là các chỉ tiêu thể hiện mức độ ô nhiễm của nước thải. BOD và COD càng cao thì nước thải càng ô nhiễm.

Các cách xử lý BOD trong nước thải

Xử lý BOD bằng quá trình hiếu khí

vi sinh vật hiếu khí là gì

Ở hệ thống sử dụng quá trình bùn hoạt tính, BOD được loại bỏ nhờ vi sinh hiếu khí. Nhờ sục khí oxy mà vi sinh vật tiêu thụ chất hữu cơ làm giảm BOD. Xử lý thứ cấp tiêu tốn rất nhiều năng lượng do sử dụng oxy. Quá trình này tạo ra lượng bùn vi sinh thứ cấp có khả năng sản sinh năng lượng rất ít. Do vi sinh vật đã tiêu thụ hầu hết các chất hữu cơ dễ phân huỷ. Các vi sinh hiếu khí chứa rất nhiều trong vi sinh hiếu khí IMWT của Proventus.

Xử lý BOD bằng quá trình kỵ khí 

Quá trình kỵ khí sử dụng các vi sinh vật kỵ khí để phân hủy BOD. Sử dụng quá trình kỵ khí để làm giảm BOD khi nước thải có BOD, COD đầu vào cao. Thường thấy ở hệ thống XLNT của nhà máy giấy, thực phẩm, mía đường, bia… 

Quá trình kỵ khí được hiệu quả khi các chủng vi sinh kỵ khí khỏe mạnh. Bổ sung vi sinh kỵ khí AD Boost của Canada sẽ giúp quá trình kỵ khí của bạn hiệu quả hơn.

COD nước thải là gì? Cách xử lý COD trong nước thải


COD nước thải là gì?

Chemical Oxygen Demand (COD) – nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy tiêu thụ để oxy hóa các thành phần ô nhiễm hữu cơ hóa học thành các sản phẩm cuối vô cơ. Thành phần này bao gồm dễ phân hủy sinh học và khó phân hủy sinh học. COD nước thải thường được đo bằng cách sử dụng chất oxy hóa mạnh (ví dụ kali dicromat, kali iodate, kali permanganate) trong điều kiện axit. Một lượng dư chất oxy hóa được thêm vào mẫu. Sau khi quá trình oxy hóa hoàn tất, nồng độ chất hữu cơ trong mẫu được tính bằng cách đo lượng chất oxy hóa còn lại trong dung dịch. Điều này được thực hiện bằng cách chuẩn độ, dùng dung dịch chỉ thị. COD được tính bằng mg/L, biểu thị khối lượng oxy tiêu thụ trên mỗi lít dung dịch.

Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy, COD và BOD nước cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước.

6 cách xử lý COD trong nước thải:

1. Sử dụng vi sinh để giảm COD trong nước thải

Dùng vi sinh để giảm COD sẽ hiệu quả với COD gốc hữu cơ. Việc này được thực hiện theo hai quá trình chính là hiếu khí và kỵ khí.

a. Giảm COD trong nước thải bằng vi sinh hiếu khí

Trong quá trình hiếu khí, COD giảm do vi sinh hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ. Những vi sinh vật này là vi sinh vật dị dưỡng, chúng dùng chất hữu cơ trong nước thải làm thức ăn. Sau đó phân bào và tạo ra các vi sinh mới, tiếp tục tiêu hóa chất hữu cơ. Quá trình này thường được sử dụng trong nước thải có COD dưới 2000 mg/L.

Do vi sinh vật đóng vai trò chính yếu trong quá trình này, việc bổ sung các chủng vi sinh khỏe mạnh là điều quan trọng. Bạn có thể dùng vi sinh hiếu khí IMWT của hãng Proventus, Canada để tăng hiệu suất.

Xem thêm: 3 cách xử lý bùn vi sinh khó lắng

b. Giảm BOD, COD trong nước thải bằng vi sinh kỵ khí

Quá trình kỵ khí phù hợp với nước thải có hàm lượng BOD cao, trên 2000 mg/L. Trước khi quyết định có nên sử dụng phương pháp vi sinh hay không. Bạn cần hiểu loại nước thải mình đang vận hành. Bởi vì quá trình vi sinh chỉ thích hợp với nước thải có chất hữu cơ. Bạn có thể xác định điều này bằng cách so sánh tỉ lệ giữa BOD và COD. Nếu tỉ lệ >0.5 thì nước có khả năng phân hủy sinh học, áp dụng kỵ khí tốt. Nếu tỉ lệ <0.5 nên áp dụng thêm hóa lý phía trước sinh học.

Bổ sung vi sinh kỵ khí AD Boost sẽ giúp tăng hiệu suất quá trình xử lý kỵ khí của hệ thống XLNT.

men vi sinh kỵ khí AD-Boost giảm BOD, COD, TSS

Ngoài dùng vi sinh, có thể giảm COD nước thải bằng các cách:

  1. Trường hợp tỉ lệ BOD/COD < 0.5 chúng ta nên vận hành hóa lý trước bể sinh học. Một số công nghệ hóa lý đang phổ biến hiện nay như:
  2. Giảm COD trong nước thải bằng hóa chất keo tụ tạo bông.
  3. Dùng hóa chất oxy hóa, ozon
  4. Sử dụng phản ứng Fenton giúp giảm COD trong nước thải
  5. Sử dụng công nghệ AOP
  6. Lọc và hấp phụ với than hoạt tính

Bài chi tiết: 6 cách giảm COD trong nước thải

Mối quan hệ giữa BOD và COD trong nước thải


COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ – kể cả chất hữu cơ khó phân hủy và chất hữu cơ dễ phân hủy. Trong khi đó, BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy. Do đó, chỉ tiêu COD thường xuyên cao hơn chỉ tiêu BOD. 

TSS nước thải là gì? Cách xử lý BOD, COD, TSS trong nước thải


TSS là gì? Cách đo Tss và xử lý TSs nước thải

TSS nước thải là gì?

TSS, cùng với BOD, COD là chỉ số được dùng để đo độ ô nhiễm của nước. TSS làm cảm quan nước thải kém trong, cảm giác chưa sạch hoàn toàn. TSS đầu ra nước thải sinh hoạt tối đa là 50 mg/L (cột A) và 100 mg/l (cột B). Đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14-MT:2015/BTNMT.

TSS là viết tắt của tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids). Một cách dễ hiểu, đó là trọng lượng khô của chất rắn bị giữ lại bởi lưới lọc. 

TSS dùng để chỉ các hạt trong nước có kích thước vượt quá 2 micron (hơn 2/1000 mm). Mặt khác, bất kỳ hạt nào có kích thước nhỏ hơn 2 micron được coi là tổng chất rắn hòa tan (TDS). Phần lớn tổng chất rắn lơ lửng bao gồm các vật liệu vô cơ. Tuy nhiên, tảo và vi khuẩn cũng có thể được coi là TSS.

Cách xử lý BOD, COD, TSS trong nước thải?

Cách phổ biến để xử lý TSS trong nước thải là dùng quá trình lắng. Đây là quá trình lắng cơ học diễn ra tại bể lắng. 

Keo tụ tạo bông là 2 quá trình đi đôi, có thể xử lý Tss vô cơ hiệu quả. Quá trình này được thực hiện tại bể phản ứng và lắng.

Một phần BOD, COD, TSS được giảm bằng quá trình lắng động học này.

Xử lý TSS bằng vi sinh xử lý nước thải IMWT. Chủ yếu để xử lý chất rắn lơ lửng hữu cơ. Khi bổ sung vi sinh vào hệ thống, chúng sẽ nhanh chóng sử dụng các chất hữu cơ để tổng hợp tế bào và nhân đôi. Nhờ cơ chế này, vi sinh tăng trưởng nhanh chóng và Tss, cùng với BOD, COD được giảm đáng kể. IMWT hiện là vi sinh có mật độ cao nhất thị trường.

men vi sinh hiếu khí xử lý BOD COD Tss nước thải

Bài chi tiết: TSS là gì? Cách đo và xử lý TSS nước thải

Xem thêm: 7 dạng tồn tại của Nitơ trong hệ thống xử lý nước thải

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.