vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Cách vận hành hệ thống xử lý nước thải qua 5 bước

Được giao vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại tòa nhà, khách sạn, xưởng may… bạn cần làm các công việc gì? Cùng Flash kiểm tra và xử lý nước thải ở căn hộ cao cấp có lưu lượng thiết kế 800m3/ngày nhé. Hiện tại hệ thống đang hoạt động với công suất 350m3/ngày và vượt chỉ tiêu BOD, Amoni. Từ việc thực tế kiểm tra hệ thống này, Flash chia sẻ với bạn cách vận hành hệ thống xử lý nước thải nói chung, và hệ thống XLNT sinh hoạt nói riêng.

  1. Tìm hiểu về sơ đồ hệ thống
  2. Lấy mẫu nước thải hàng ngày
  3. Kiểm tra mẫu nước thải bằng cảm quan
  4. Đánh giá vấn đề phát sinh ở hệ thống
  5. Khắc phục sự cố, cải thiện hiệu quả hệ thống

1. Tìm hiểu sơ đồ hệ thống trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Trước khi vận hành hệ thống nào, bạn cũng cần biết về sơ đồ hệ thống. Hệ thống có những bể nào, dung tích bao nhiêu. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt này có bể anoxic không? Nếu không có thì xử lý amoni, NO3 sẽ khó đạt tiêu chuẩn cột A.

Đối với tòa nhà Flash đang nói tới, có sơ đồ tóm gọn như sau:

Bể điều hòa → Bể Anoxic → Bể Aerotank → Bể lắng → Bể khử trùng → Lọc áp lực.

Hệ thống của tòa nhà được thiết kế công nghệ tốt và đang vận hành 1/2 công suất nên khả năng xử lý đạt QCVN14 là được. Tuy nhiên, hiện tại nước thải đầu ra chưa đạt QCVN14 ở chỉ tiêu BOD và Amoni. Vì vậy Flash CT đến để hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và khắc phục hệ thống.

vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

2. Cách lấy mẫu nước và đo DO ở bể hiếu khí khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

2.1 Lấy mẫu nước SV30:

Sau khi tìm hiểu sơ đồ hệ thống, mình tiến hành lấy mẫu nước tại bể hiếu khí để kiểm tra tỉ lệ bùn vi sinh. Mẫu nước được lấy bằng chai nước có dung tích 500ml. Sau đó để lắng trong 30 phút (SV30) để kiểm tra bùn vi sinh. Hiện tại bùn vi sinh hiếu khí trong bể hầu như không còn. Nước có màu nâu vàng do BOD và NH4+/NH3 cao.

2.2 Đo oxy hòa tan trong bể:

Nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí nên được duy trì ở mức 2.0-3.5 mg/L để xử lý hiệu quả. Mức DO thấp (DO<1mg/L) sẽ làm vi sinh hiếu khí hoạt động kém hoặc chết nổi bọt. DO không nên vượt quá 3.5 mg/L sẽ gây lãng phí năng lượng do hoạt động của máy bơm sục khí rất tốn kém. Vi khuẩn nitrat hóa Pseudomonas có thể thực hiện quá trình Nitrat hóa ở ngay mức DO =1mg/L.

2.3 Đọc kết quả mẫu nước thải SV sau 30’: 

Hệ thống có bùn màu nâu đỏ, đạt 20-30% là tốt. Để hiểu rõ hơn từng trường hợp bùn vi sinh, mời bạn đọc bài viết chi tiết: 

lấy mẫu nước và đo DO nước thải

3. Cách kiểm tra bể nước thải bằng cảm quan khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

3.1: Cách kiểm tra bể hiếu khí khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Bể hiếu khí hoạt động tốt sẽ có lớp bọt mỏng, trắng, không bám bùn và dễ tan. Trường hợp bể hiếu khí bị nổi bọt nâu, bọt bám bùn và nhớt là hệ thống đang bị sự cố. Để biết thêm chi tiết mời bạn đọc bài viết: xác đinh 4 loại bọt nổi nhiều ở bể aerotank.

Đối với tòa nhà 800m3 ở trên, nước trong bể hiếu khí có hiện tượng nổi bọt trên bề mặt. Bọt có màu nâu trắng, bùn bám trên bọt. Mẫu nước hơi đục, có màu vàng, mùi hôi, có bùn li ti lắng chậm. 

Xem thêm: Kiểm tra bể hiếu khí là làm gì và cách thực hiện

3.2: Kiểm tra bể lắng:

Bể lắng thấy có hiện tượng nổi bùn nhiều trên bề mặt, bùn mịn và có màu nâu sáng. Bể lắng thì được bùn nổi, vậy mình cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Có 4 nguyên nhân bùn nổi trên bể lắng: 

  • Vi sinh bị sốc gây mất khả năng hình thành bông bùn lớn.
  • Các vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh.
  • Quá trình Khử nitrat diễn ra ngay tại bể lắng.
  • Bùn đen tích tụ tại góc chết lâu ngày nổi lên.

Bài viết chi tiết về 4 nguyên nhân và cách khắc phục: Nguyên nhân bùn nổi trên bể lắng

vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

4. Đánh giá hiện trạng khi vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà 800m3.

4.1: Hệ thống thiếu vi sinh trầm trọng => BOD đầu ra cao

Hệ thống trước đây được nuôi cấy bằng bùn hoạt tính lấy từ hệ thống tương tự. Sau một thời gian, bùn ít dần, nước thải sau xử lý đục và có mùi hôi gây khó chịu cho cư dân tại đây.

Qua kiểm tra nhanh mẫu nước bằng mắt thường, hệ thống đang thiếu vi sinh trầm trọng. Vi sinh trong bể hiếu khí rất ít nên chất hữu cơ không được xử lý triệt để, gây đục nước và mùi hôi. Do đó mà BOD và amoni không đạt tiêu chuẩn đầu ra.

Vi sinh mất dần do bọt nổi nhiều tại bể hiếu khí. Bọt trắng chủ yếu là từ nước tẩy rửa vốn dễ giết chết vi sinh. Lượng vi sinh không được bổ sung định kỳ nên không bù đắp được lượng mất đi. 

4.2: Nước thải có màu vàng đục => Amoni chưa được xử lý triệt để

Mẫu nước thải có màu vàng đục, điều đó cho thấy lượng amoni cao. Amoni cao dễ gây hiện tượng giảm pH. Nhiều hệ thống bể điều hòa pH = 8.0 sang bể hiếu khí pH còn 4.5 mà không hiểu tại sao.

4.3: Hệ thống bơm bùn chưa tốt => bùn nổi trên bể lắng

Bùn nổi nhiều trên bể lắng, nguyên nhân do hệ thống bơm bùn không triệt để, kết hợp hiện tượng khử Nitrat diễn ra tại bể lắng. Hai nguyên nhân này làm bể lắng luôn nổi bùn trên bề mặt.

đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt

5. Khắc phục sự cố và cải thiện hiệu quả hệ thống – bước quan trong để

vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Vấn đề ở hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà này không khó xử lý. Để khắc phục và cải thiện hiệu quả hệ thống, Flash có giải pháp như sau:

  1. Bổ sung thêm mật rỉ đường hoặc đường glucose để cấp thêm Carbon cho nước thải. Cân bằng tỉ lệ NC:N:P 100:5:1.
  2. Cấy men vi sinh hiếu khí IMWTvi sinh xử lý Amoni QUICK START. Liều lượng 5g/m3 cho 3-5 ngày liên tục. Đây là việc cần thiết để tăng mật độ vi sinh và bùn hoạt tính hiệu quả và ổn định. Thông thường vi sinh sẽ tăng trở lại sau 7-10 ngày cấy men vi sinh.
  3. Kiểm tra và cấp thêm mật rỉ đường như thế nào? Lượng mật rỉ sẽ phụ thuộc vào lượng Ni tơ tổng trong nước thải. Tuy nhiên theo kinh nghiệm, hệ thống 350m3/ngày khi nuôi cấy vi sinh nên bổ sung khoảng 15kg mật rỉ/ngày. 1kg mật rỉ sẽ cung cấp nguồn Carbon từ 800.000 – 1.000.000 mgCOD/lít. Nguồn Carbon sẽ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh phát triển.
  4. Kiểm tra thời gian bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng về bể hiếu khí. Thời gian nghỉ bơm nên ngắn hơn để bơm triệt để bùn, tránh hiện tượng bùn nổi trên bể lắng. Thay đổi bơm bể lắng chạy 15 phút nghỉ 45 phút.
  5. Bổ sung thêm men vi sinh IMWT cho bể Anoxic để tăng quá trình khử Nitrat . Chạy bơm tuần hoàn từ bể Hiếu khí về bể Anoxic với lưu lượng từ 1.0- 1.5Q. Chạy máy khuấy liên tục để đẩy khí N2 thoát ra khỏi nước. 

Một khi hệ thống khắc phục những vấn đề trên thì BOD, amoni sẽ đạt, hết mùi hôi và hết nổi bọt trong bể hiếu khí.

khắc phục sự cố xử lý nước thải sinh hoạt

Xem thêm:

Cám ơn bạn đã đọc bài viết của Flash, hi vọng nó có ích cho bạn. Nếu bạn muốn góp ý và trao đổi thêm thì nhắn tin cho Flash tại đây nhé: https://www.facebook.com/flashctmenvisinh


Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.