PHA HOÁ CHẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Cách pha hóa chất xử lý nước thải

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, một số hóa chất thường sử dụng như: NaOH, PAC, Polymer, Chlorine… Có loại hoá chất xử lý nước thải rất nguy hiểm mà khi pha bạn phải cẩn thận như NaOH, Chlorine.

Dưới đây là kinh nghiệm pha hóa chất mà bên Flash thường hay vận hành:

1. Pha dung dịch Xút – NaOH xử lý nước thải

Tên hóa học: Natri hydroxide (NaOH) hay còn gọi là xút ăn da

Tính chất: là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt. Hút ẩm mạnh nên dễ đóng cứng, tan nhiều trong nước và tỏa nhiều nhiệt tạo thành dung dịch kiềm.

Sodium hydroxide - Wikipedia

– Liều lượng sử dụng thông thường: 5 – 10 g/m3 nước thải.

– Cách pha hóa chất (bồn 500L):

+ Cho 300 lít nước sạch (khoảng nửa bồn).

+ Bật công tắc điều khiển motor khuấy sang vị trí On.

+ Cho từ từ 25 kg NaOH vào bồn.

+ Tiếp tục cho nước cấp vào cho đến khi đủ 500 lít (đầy bể).

+ Khuấy đều cho đến khi NaOH tan hoàn toàn trong nước. 

Những điều cần chú ý khi pha hoá chất NaOH xử lý nước thải

+ Phải luôn cho NaOH vào nước một cách từ từ. Không được phép đổ nước vào NaOH
(vì đây là phản ứng sinh nhiệt, rất dễ gây bỏng cho người tiếp xúc trực tiếp).

+ Phải luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang, kính bảo hộ khi pha NaOH.

+ Bên cạnh nơi pha NaOH phải chắc có nguồn nước sạch: xô hoặc vòi nước cấp.

Trong trường hợp bị NaOH bắn vào người ngay lập tức phải dùng nước sạch rửa ngay chỗ tiếp xúc với NaOH. Dùng càng nhiều nước càng tốt để rửa hết NaOH trên cơ thể. Nếu da bị bỏng thì ngay sau đó phải đến cơ sở y tế gần nhất. 

2. Pha hoá chất xử lý nước thải PAC – [Al2(OH)nCl6-n]m

– Tên hóa học: Poly Aluminum Chloride, là một loại trợ lắng, keo tụ được sử dụng rất phổ biến.

– Tính chất: là một hợp chất vô cơ dạng bột có màu vàng đến trắng ngà. PAC có khả năng loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng các kim loại nặng tốt hơn so với phèn sunfat.

Industrial Chemicals for Sale|Buy Polyaluminium Chloride| CAMACHEM!

– Liều lượng sử dụng thông thường: 40 – 60 g/m3 nước thải.

– Cách pha hóa chất (bồn 500L):

+ Cho 300 lít nước sạch (khoảng nửa bồn).

+ Bật công tắc điều khiển motor khuấy sang vị trí On.

+ Cho từ từ 20 kg PAC vào bồn.

+ Tiếp tục cho nước cấp vào cho đến khi đủ 500 lít (đầy bể).

+ Khuấy đều cho đến khi PAC tan hoàn toàn trong nước.

– Những điều cần chú ý khi pha chế PAC:

+ Phải luôn cho PAC vào nước một cách từ từ. Không được phép đổ nước vào PAC.

+ Phải luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang, kính bảo hộ khi pha chế PAC.

+ Bên cạnh nơi pha chế PAC phải chắc có nguồn nước sạch: xô hoặc vòi nước cấp.

3. Pha dung dịch POLYMER – CONH2[CH2-CH-]n

– Tên hóa học: Polymer Anion, là một hợp chất ở dạng hạt có màu trắng, không mùi, có tính hút ẩm mạnh, gặp nước trương nở to. Khi Polymer tiếp xúc với nước sẽ làm cho các hạt keo bị phá vỡ tính liên kết. Sau đó, các mảnh vỡ sẽ kết nối vào nhau thành các bông cặn và lắng dần xuống. Từ đó tạo điều kiện để loại bỏ khỏi nước dễ dàng hơn

Polymer - SCG Process

– Liều lượng sử dụng thông thường: 2 – 3 g/m3 nước thải.

– Cách pha hóa chất CONH2[CH2-CH-]n xử lý nước thải (bồn 500L):

+ Cho 300 lít nước sạch (khoảng nửa bồn).

+ Bật công tắc điều khiển motor khuấy sang vị trí On.

+ Cho từ từ 0.5 kg Polymer vào bồn.

+ Tiếp tục cho nước cấp vào cho đến khi đủ 500 lít (đầy bể).

+ Khuấy đều cho đến khi Polymer tan hoàn toàn trong nước, nước có dạng sệt.

– Những điều cần chú ý khi pha chế Polymer:

+ Phải luôn cho Polymer vào nước một cách từ từ. Không được phép đổ nước vào Polymer.

+ Phải luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang khi pha chế Polymer.

+ Bên cạnh nơi pha chế Polymer phải chắc có nguồn nước sạch: xô hoặc vòi nước cấp.

Pha chế CHLORINE – NaOCl.

– Tên hóa học: Natri hypochloride, là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi khó chịu, có phản ứng kiềm, dần dần phân huỷ thành NaCl, NaClO3 và O2 là chất ôxy hoá mạnh, tốc độ phân huỷ phụ thuộc vào nồng độ dung dịch và tạp chất kiềm tự do.

– Liều lượng sử dụng thông thường: 5-7g/m3 nước thải.

– Cách pha hóa chất (bồn 500L):

+ Cho 300 lít nước sạch (khoảng nửa bồn).

+ Bật công tắc điều khiển motor khuấy sang vị trí On.

+ Cho từ từ 25 Lít vào bồn.

+ Tiếp tục cho nước cấp vào cho đến khi đủ 500 lít (đầy bể), khuấy đều.

– Những điều cần chú ý khi tiếp xúc với NaOCl.

+ Phải luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với NaOCl.

+ Bên cạnh nơi pha chế NaOCl phải chắc có nguồn nước sạch: xô hoặc vòi nước cấp.

Trong trường hợp bị NaOCl bắn vào người ngay lập tức phải dùng nước sạch rửa ngay chỗ tiếp xúc với NaOCl. Dùng càng nhiều nước càng tốt để rửa hết NaOCl trên cơ thể. Nếu da bị bỏng thì ngay sau đó phải đến cơ sở y tế gần nhất.

Nếu bạn có thắc mắc gì thêm về xử lý nước thải, đừng ngại liên hệ Flash qua Zalo 0909.132.156 nhé

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.