Cách làm phân bón hữu cơ tại nhà bằng thức ăn thừa

Chất thải có thể phân hủy sinh học là các chất hữu cơ từ động thực vật có thể được xử lý tự nhiên nhờ vi sinh vật, nhiệt độ và oxy. Loại chất thải này có thể được tái chế thành các nguyên liệu bằng cách ủ phân. Chúng ta có thể tự làm phân bón hữu cơ tại nhà để giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường. Đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu sạch, an toàn cho khu vườn của mình. Cùng FLASH tìm hiểu các bước ủ phân hữu cơ từ các vật liệu sẵn có nhé.

Bước 1: Thu gom các vật liệu có khả năng phân hủy sinh học để làm nguyên liệu ủ phân bón hữu cơ

Đầu tiên là ‘chất thải xanh’ chiếm 50% 

Các chất thải này thường là vỏ trái cây, rau củ bị hư, thức ăn thừa, vỏ trứng,… Bạn có thể cho nguyên liệu này vào một ngăn chứa riêng ngay sau khi nấu ăn hoặc dùng bữa để tránh bị lẫn với các loại rác thải khác. Lưu ý đừng để các sản phẩm thịt và cá vì chúng dễ thu hút loài gặm nhấm và sâu bệnh.

Các thành phần ‘xanh’ khác còn có cỏ dại, bã cà phê, bã trà hay vụn bánh mì, gạo,… Những thành phần này cung cấp nitơ, đóng vai trò chất xúc tác cho quá trình lên men phân bón.

Chất thải màu nâu chiếm 50% còn lại

Chất thải màu nâu mang nhiệm vụ cung cấp cacbon. Bạn có thể tìm thấy chất thải màu nâu cả trong nhà và bên ngoài trong sân của mình.Bao gồm: giấy báo vụn, túi giấy kraft, cành cây, rơm khô….

Thu gom toàn bộ nguyên liệu trong khoảng 1 tuần, chứa tại một khu vực/ thùng chứa riêng biệt.

Bước 2: Tiến hành làm phân bón hữu cơ

Tạo không gian ủ phân bón

Có thể là thùng, phuy hoặc chiếc hộp lớn để chứa các nguyên liệu. Đặt thùng chứa ở nơi râm mát, sẽ tốt hơn nếu gần một nguồn nước.

Đầu tiên, xếp chất thải màu nâu, đặc biệt là cành cây và rơm dưới đáy để dễ thoát nước. Lớp này phải dày khoảng 5 – 10cm. Nguyên liệu được sắp xếp hợp lý sẽ thúc đẩy thoát nước và lưu thông khí, hạn chế vón cục và thối rữa. 

Xếp các lớp xen kẽ nguyên liệu xanh – nâu

Giữ cho các lớp này mỏng để tránh vón cục. Các lớp nguyên liệu xanh như thực phẩm thừa, bã cà phê và trà bắt buộc phải được làm ẩm. Rơm, cành cây, lá và mùn cưa sẽ là phần khô

Duy trì độ ẩm

Để duy trì độ ẩm hạn chế bay hơi, hỗn hợp cần được che phủ. Trong điều kiện yếm khí, các vi sinh vật sẽ phân huỷ chất thải hữu cơ thành phân ủ. Khi thấy hỗn hợp bị khô, hãy châm nước bằng vòi nhỏ hoặc phun sương tự nhiên. Tránh đổ nước ồ ạt gây úng. 

Bổ sung độ ẩm bằng vòi phun sương nhẹ nhàng. Nguồn: Wiki How

Nhiệt độ

Bên trong thùng ủ phân cần được duy trì nhiệt độ từ 45°C đến 70°C. Bạn có thể theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế. Che thùng bằng nắp gỗ có khe hở hoặc bạt phủ sẽ giúp điều hòa nhiệt độ tốt hơn. 

Oxy

Để vi sinh có thể tiến hành phân huỷ chất hữu cơ cần có oxy. Nếu mất oxy, môi trường kỵ khí sẽ có mùi amoniac, H2S và xuất hiện vi khuẩn có hại. Lưu thông oxy vào thùng ủ bằng cách xoay thùng, đổi hướng sau 2-4 tuần. 

Bạn có thể thêm một vài lớp chất thải xanh, cao ~5cm để bổ sung nitơ vào quá trình chuyển đổi sau 1-2 tuần. Nitơ phục vụ như một chất xúc tác cho quá trình ủ phân. 

Bước 3: Kiểm tra phân bón và sử dụng cho vườn nhà!

Khi các nguyên liệu chuyển thành khối một màu nâu sẫm, ẩm và có tơi xốp nhẹ nghĩa là có thể sử dụng. Tùy vào lượng nguyên liệu mà thời gian có kể kéo dài từ hai tháng đến hai năm. 

Nguồn: Wiki How

Có thể thấy vi sinh đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động trao đổi chất và cân bằng môi trường. Các công dụng như xử lý chất hữu cơ, lên men, oxy hoá, khử nitơ… đều được nghiên cứu và sản xuất dưới dạng men vi sinh. Tham khảo thêm về men vi sinh xử lý nước thải tại đây.

Nguồn: Wikihow – Dịch và biên soạn lại bởi Flash Team.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.