nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

Bốn trường hợp cần nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải là một công đoạn quan trọng để xử lý sinh học đạt hiệu quả cao. Dưới đây bốn trường hợp mà hệ thống bạn cần nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải. Còn trong trường hợp nào bạn không cần dùng vi sinh xử lý nước thải? Cùng chờ đón bài viết tiếp theo của Flash nhé! 

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải khởi động mới & tái khởi động hệ thống

Trong một hệ thống mới, số lượng vi sinh xử lý nước thải trong các bể hiếu khí hoặc kỵ khí là bằng không. Lúc này người ta thường bổ sung bùn vi sinh được lấy từ các hệ thống gần đó, có loại nước thải giống nhau, rồi bổ sung thêm men vi sinh xử lý nước thải. Các men vi sinh này chủ yếu là vi sinh xử lý BOD, COD, TSS và vi sinh xử lý amoni, nitơ.

Trong một hệ thống sản xuất theo mùa, hoặc vì một lý do bất khả kháng như dịch bệnh, thiếu hụt nguồn cung, sẽ có một giai đoạn trong năm nhà máy ngưng sản xuất. Trường hợp này thường gặp ở hệ thống xử lý nước thải mía đường, cao su, dệt nhuộm… Sau quá trình bảo trì bể hiếu khí khi nhà máy ngưng sản xuất, hệ thống sẽ được tái khởi động khi sản xuất trở lại. Lúc này cần nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải để hồi phục khả năng xử lý của hệ thống. Bạn cũng có thể dùng bùn hoạt tính, nhưng để hiệu suất cao hơn bạn có thể bổ sung men vi sinh xử lý nước thải.

Bài chi tiết: Bảo trì bể hiếu khí như thế nào khi nhà máy ngưng sản xuất

Khi hệ thống bị sốc tải 

Có rất nhiều sự cố vận hành mà chúng ta cần lưu ý để đảm bảo sự trơn tru của hệ thống. Một trong số đó là hiện tượng sốc tải. Về cơ bản, sốc tải là hiện tượng nước thải đầu vào vượt quá mức xử lý của hệ thống. Dấu hiệu nhận biết: 

  1. Bọt trắng nổi lên dày đặc trong hiếu khí: Do hàm lượng chất ô nhiễm đầu vào tăng cao. Các chất này thường là chất hoạt động bề mặt…
  2. Bùn khó lắng: Vi sinh yếu và có thể đang sụt giảm số lượng do tác động của chất ức chế hoặc chất tẩy rửa. Hệ quả là bùn nhớt, khó lắng.
  3. Bùn rất mịn: Do ảnh hưởng của tỷ lệ F/M (Food (thức ăn)/Microorganism (vi sinh vật)). Tỉ lệ F/M thông thường nằm trong khoảng 0.2 – 0.4. Nếu tỉ lệ F/M thấp hơn khoảng này thì trong bể hiếu khí thiếu thức ăn và thừa nhiều vi sinh vật. Khi thức ăn bị thiếu, vi khuẩn không còn sinh sản mà tự phân hủy nội bào, không thể phát triển bông bùn.

Bài chi tiết: Sốc tải là gì? Cách khắc phục để hệ thống ổn định hơn

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải khi bể hiếu khí gặp sự cố:

3.1 Hệ thống quá tải BOD và COD

Khi thiết kế bể aerotank, các kỹ sư đã tính toán tỉ lệ BOD/COD lớn hơn 0.5 là phù hợp. Khi dưới mức này, đặc biệt là trong thời gian dài, các sự cố dễ xảy ra. Quá tải BOD cũng là một trong những vấn đề phổ biến nhất gặp phải trong bể aerotank.

Giả sử một hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để xử lý 1.000 mg/L BOD mỗi ngày. Khi giới hạn này bị vượt, hệ thống khó mà xử lý nước thải đạt chuẩn. BOD dư thừa còn làm giảm oxy hòa tan trong bể hiếu khí và tạo ra môi trường thiếu khí. Hệ thống lúc này dễ có mùi hôi và bùn nổi trong bể hiếu khí.

3.2 Bể hiếu khí aerotank bị nổi bọt

Hầu hết các bể aerotank đều nổi bọt. Có khi chỉ là một ít bọt trắng nổi mau tan. Có khi bọt nâu nhớt nổi nhiều và tràn qua các khu vực xung quanh. Thỉnh thoảng bọt trôi qua bể lắng và làm tăng TSS đầu ra. Có 4 loại bọt nổi nhiều ở bể aerotank của hệ thống nước thải sinh hoạt và công nghiệp: bọt sinh học, bọt chất béo dầu mỡ, bọt chất hoạt động bề mặt và bọt xạ khuẩn và vi khuẩn dạng sợi.

Bài chi tiết: Xác định 4 loại bọt nổi nhiều ở bể aerotank 

3.3: Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải khi bùn ít hoặc lơ lửng khó lắng

Bùn vi sinh khó lắng là hiện tượng hay gặp ở bể lắng bùn, bể hiếu khí…. Nguyên nhân là do các vi sinh yếu không có khả năng kết bông bùn hoặc do vi khuẩn dạng sợi. Vi khuẩn dạng sợi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho bùn vi sinh khó lắng và bọt nổi trên bề mặt bể. 

3.4: Máy móc gặp sự cố: 

Giả sử hệ thống sục khí của bạn được thiết kế, xây dựng để hoạt động từ 5 đến 10 năm. Bạn cần phải bảo dưỡng trong quá trình này. Mức oxy hòa tan của bạn có thể đang giảm ngày càng thấp, điều này cho thấy máy thổi của bạn có vấn đề. Có rò rỉ trong đường ống hoặc ống góp không? Có thể đó là một lỗ rò rỉ lớn, có thể đĩa phân phối bị hở hoặc có vết nứt trên đường ống ở đâu đó. Nếu hệ thống sục khí của bạn không nhận đủ oxy vào nước, bạn cần phải thực hiện quy trình chẩn đoán để hiểu cách khắc phục.

Bài chi tiết: Bể aerotank là gì? Các sự cố thường gặp và cách xử lý

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải khi một hoặc nhiều chỉ tiêu xử lý không đạt

Ba chỉ tiêu nước thải thường xuyên không đạt là: 

  • BOD, COD, TSS; 
  • Amoni
  • Nitơ tổng

Để xử lý các chỉ tiêu này hiệu quả, Flash trước tiên sẽ kiểm tra lại sơ đồ hệ thống và các trang thiết bị. Sau đó bổ sung các men vi sinh xử lý nước thải, bao gồm: 

Vi sinh xử lý BOD, COD, TSS: vi sinh hiếu khí IMWTvi sinh kỵ khí AD Boost

Vi sinh xử lý amoni và nitơ Quick Start

Cũng có các trường hợp, qua kiểm tra sơ đồ hệ thống cho thấy bạn cần cải tạo bể, hoặc cho hoàn lưu bùn là xử lý được các chỉ tiêu cần thiết. Có các trường hợp nào bạn không cần dùng vi sinh xử lý nước thải? Cùng chờ đón bài viết tiếp theo của Flash nhé! 

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.