cách kiểm tra bùn vi sinh chi tiết

2 cách kiểm tra bùn vi sinh qua màu bùn nước thải và SV30 chi tiết kèm hình ảnh

Kiểm tra bùn vi sinh là công việc người vận hành cần làm hằng ngày để chẩn đoán sức khỏe hệ thống. Đây là một công đoạn trong việc kiểm tra bể hiếu khí, đảm bảo bể chạy tốt và nước đầu ra đạt chuẩn. Cùng Flash tìm hiểu cách kiểm tra bùn vi sinh chi tiết kèm hình ảnh ví dụ trực quan. Kiểm tra bùn vi sinh có 2 cách: kiểm tra tổng quát màu bùn nước thải và kiểm tra bùn qua thí nghiệm SV30. 

Kiểm tra bùn vi sinh qua màu nước bể hiếu khí: 

Đây là cách kiểm tra bùn vi sinh tổng quát, bằng cảm quan nhìn vào màu nước của bể hiếu khí. 

1.1 Màu nâu đỏ:

Màu bùn vi sinh nâu đỏ là tốt nhất, thể hiện vi sinh khỏe mạnh. Cũng giống như các sinh vật khác, vi sinh vật được sinh ra – thích nghi – tăng trưởng mạnh mẽ – yếu dần – chết đi. Màu bùn nâu đỏ thể hiện vi sinh đang ở trong pha tăng trưởng. Ở pha này, vi sinh vật bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh chóng, hấp thụ chất hữu cơ mạnh mẽ. Nhờ đó mà chất hữu cơ trong nước thải được xử lý, nước thải trong và sạch hơn.

Xem thêm: 5 giai đoạn vi khuẩn tồn tại trong bể hiếu khí

kiểm tra bùn vi sinh màu nâu đỏ bùn khỏe

1.2 Màu nâu nhạt:

Màu bùn vi sinh nâu nhạt thể hiện vi sinh đang ở trong pha thích nghi. Trong giai đoạn này, vi sinh đang thích nghi với môi trường nên chúng có sử dụng chất hữu cơ cho tế bào sống. Tuy nhiên, lượng chất được dùng không nhiều. Vì vậy mà nước thải chưa được xử lý hiệu quả.

Đối với các hệ thống như nước thải sinh hoạt không có bếp ăn, màu nâu nhạt là chấp nhận được vì thực tế hệ thống này vốn ít ô nhiễm => ít thức ăn cho vi sinh => ít vi sinh.

kiểm tra bùn vi sinh màu nâu nhạt bùn non

1.3 Màu bùn đen:

Khi màu bùn vi sinh đen, có hai trường hợp có thể xảy ra:

Vi sinh chuyển từ hiếu khí thành vi sinh kỵ khí (xảy ra đối với các vi khuẩn tùy nghi)

Khi xảy ra hiện tượng này, hệ thống thường có mùi hôi do quá trình phân hủy kỵ khí thường sinh ra các khí không mong muốn như H2S mùi trứng thối, khí metan… Đồng thời, trong cùng một khoảng thời gian, hiệu quả xử lý của vi sinh kỵ khí không tốt bằng vi sinh hiếu khí. Khi bùn đen, vi sinh hoạt động kém làm cho nước thải không được xử lý tốt.

Hướng xử lý: Kiểm tra máy sục khí và đường ống, tiến hành sục khí trở lại. Đồng thời có thể bổ sung thêm chủng vi sinh mới khỏe mạnh WWT của hãng Organica.

Xem thêm: Vi sinh hiếu khí WWT

Vi sinh hiếu khí chết đi:

Trường hợp 2 là vi sinh hiếu khí chết đi. Trong trường hợp này, bạn cũng cần kiểm tra máy sục khí và đường ống, tiến hành sục khí trở lại. Đồng thời bổ sung thêm vi sinh hiếu khí mới.

Kiểm tra bùn vi sinh qua thí nghiệm SV30: 

SV30 là thí nghiệm kiểm tra độ lắng của nước thải. Kết quả thí nghiệm thể hiện sức khỏe của bùn và bể hiếu khí. Flash sẽ chia sẻ cách kiểm tra bùn vi sinh qua  thí nghiệm này.

Xem thêm: SV30 là gì? SV30, MLVSS, SVI có liên quan gì với nhau?

Cách tiến hành thí nghiệm SV30

Lấy 1000 ml nước thải từ bể hiếu khí đổ vào ống đong hoặc chai nhựa. Bắt đầu hẹn 30p và để cho bùn lắng xuống. Kết quả có thể có sau 5 phút, nhưng thường mọi người chỉ đọc sau 30 phút. Nếu đọc kết quả sau mỗi 5 phút, bạn sẽ có được một đường cong độ lắng để có thêm thông tin về sinh khối khi lắng. Thường các kỹ sư sử dụng chỉ số SV30, nồng độ MLSS để tính toán thông số SVI. SVI là thông số này rất quan trọng. 

SVI = SV30 / MLSS (tính bằng gram)

Đọc kết quả mẫu nước thải SV30 như thế nào?

1. Cách kiểm tra bùn vi sinh khỏe:

Mẫu nước màu nâu đỏ, kết tạo bông bùn lớn và lắng nhanh thể hiện bùn khỏe. Bùn này giàu vi sinh đang trong giai đoạn sinh trưởng nên xử lý hữu cơ tốt. Tương tự như thanh niên đang sức lớn, ăn khỏe và làm khỏe.

kiểm tra bùn vi sinh màu nâu đỏ bùn khỏe

2. Cách kiểm tra bùn vi sinh già:

Nếu bùn lắng xuống nhanh nhưng để lại các chấm nhỏ trong ống đong hoặc có khối bùn mịn nổi trên bề mặt, có thể hiểu đó là “bùn già”. Bùn già làm tăng độ đục và TSS ở nước đầu ra, cảm quan thấy nước không trong.. Bùn vi sinh màu nâu đen, hạt bùn nhỏ, lắng chậm là dấu hiệu của bùn vi sinh già.

kiểm tra bùn vi sinh bùn già

3. Kiểm tra bùn vi sinh non:

Nếu kiểm tra bùn vi sinh thấy khối bùn không nén chặt như bình thường, hệ thống có thể có bùn non, bùn dạng sợi hoặc bùn không sợi (non-filamentous bulking). Bùn non có tốc độ hấp thụ oxy cao và nhiều vi khuẩn tự do bên ngoài khối bùn. Trong trường hợp này, sẽ mất thời gian để sinh khối phát triển và hiệu suất xử lý chậm. Nếu bùn non hoặc vi sinh dạng sợi trong hệ thống gây khó lắng trong bể lắng, có thể sử dụng chất keo tụ Polyme hoặc giảm lưu lượng nước đầu vào để vi sinh phát triển tối ưu, hoặc bổ sung thêm các sản phẩm men vi sinh mạnh như IMWT để rút ngắn thời gian nhân sinh khối của hệ vi sinh.

kiểm tra bùn vi sinh màu nâu nhạt bùn non

Xem thêm: Vi sinh IMWT

4. Kiểm tra bùn vi sinh nhầy và nhiều vi khuẩn dạng sợi:

Khối bùn có dạng sợi hoặc bùn không sợi là một tình huống khác với bùn non. Vi khuẩn sợi được gây ra bởi một số yếu tố trong nước thải. Nếu kiểm tra bằng kính hiển vi, bạn thấy nhiều vi khuẩn sợi hoặc bùn khuếch tán. Trong trường hợp này, tốt nhất nên kiểm tra lại điều kiện dinh dưỡng, DO trong hệ thống để thúc đẩy sự hình thành khối bùn tốt hơn để hạn chế bùn dạng sợi khó lắng.

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.