TSS là gì? Cách đo Tss và xử lý TSs nước thải

Xử lý TSS trong nước

TSS, cùng với BOD, COD là chỉ số được dùng để đo độ ô nhiễm của nước. TSS làm cảm quan nước thải kém trong, cảm giác chưa sạch hoàn toàn. Chỉ số TSS đầu ra nước thải sinh hoạt tối đa là 50 mg/L (cột A) và 100 mg/l (cột B). Đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14-MT:2015/BTNMT. Vậy Tss là gì? Xử lý Tss như thế nào?

1. TSS là gì?

TSS là viết tắt của tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids). Một cách dễ hiểu, đó là trọng lượng khô của chất rắn bị giữ lại bởi lưới lọc. 

TSS dùng để chỉ các hạt trong nước có kích thước vượt quá 2 micron (hơn 2/1000 mm). Mặt khác, bất kỳ hạt nào có kích thước nhỏ hơn 2 micron được coi là tổng chất rắn hòa tan (TDS). Phần lớn tổng chất rắn lơ lửng bao gồm các vật liệu vô cơ; tuy nhiên, tảo và vi khuẩn cũng có thể được coi là TSS.

TSS là gì? Cách đo Tss và xử lý TSs nước thải

2. TSS có hại cho môi trường như thế nào?

Tác động môi trường dễ thấy nhất mà TSS là hiện tượng bồi lắng. Chất rắn lơ lửng di chuyển vào sông, hồ và đại dương. Cuối cùng, chúng lắng xuống đáy. Qua thời gian, trầm tích tích tụ làm tắc nghẽn và thay đổi địa hình của các vùng nước.

Tuy nhiên, tác động ít nhìn thấy hơn của TSS nhưng gây hại hơn là làm đục nước. Trong ao hồ, độ đục cao ngăn ánh sáng chiếu vào các cây thủy sinh. Do đó ảnh hưởng xấu đến quang hợp, làm giảm tốc độ tạo oxy của thực vật. Đây chính là lượng oxy cần thiết cho sự sống của cá và các động vật khác. Độ đục cũng làm tăng nhiệt độ nước, do hấp thụ ánh sáng. Chúng cũng ảnh hưởng đến khả năng xác định vị trí thức ăn hoặc nhân giống của các động vật.

TSS ảnh hưởng đến sự cân bằng của ao hồ, dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Chúng có thể giết chết cá tôm và gây ra hiện tượng tảo nở hoa.

xử lý TSS trong nước

Hình: Hồ nước tảo xanh

3. Xử lý TSS bằng cách nào?

3.1 Xử lý TSS bằng quá trình lắng:

Cách phổ biến để xử lý TSS trong nước thải là dùng quá trình lắng. Đây là quá trình lắng cơ học diễn ra tại bể lắng. 

Trong quá trình này, các hạt giữ kích thước và hình dạng của chúng trong quá trình lắng, với một vận tốc độc lập. Với nồng độ thấp của các hạt lơ lửng, xác suất va chạm hạt rất thấp và do đó tỷ lệ kết tụ quá nhỏ để tính toán. Diện tích bề mặt của bể lắng là nhân tố chính. Dòng nước chảy liên tục được chia thành bốn phần: khu vực đầu vào, vùng lắng, vùng nén bùn và khu vực đầu ra.

Trong khu vực đầu vào, lưu lượng chảy theo cùng một hướng về phía trước. Sự lắng xảy ra trong vùng lắng khi dòng nước chảy về phía khu vực đầu ra. Nước được tách cặn sau đó chảy ra ở  khu vực đầu ra. Vùng nén bùn là nơi các hạt lắng tụ tập lại.

Mời bạn xem thêm các quá trình lắng khác tại đây: Quá trình lắng trong xử lý nước thải

3.2: Xử lý Tss bằng hóa chất (quá trình keo tụ tạo bông)

Keo tụ tạo bông là 2 quá trình đi đôi, có thể xử lý Tss vô cơ hiệu quả. Quá trình này cũng được thực hiện tại bể lắng

Trong bể lắng ngang hay bể lắng đứng, một số hạt có thể không lắng theo đường chéo tự nhiên. Do đó, sẽ có hiện tượng nước đầu ra có lẫn cặn lơ lửng trong nước. Vì vậy, để tăng khả năng lắng tách cặn ra khỏi nước, người ta thêm vào nước hóa chất keo tụ. Các chất này có tác dụng kết dính các cặn lơ lửng, giúp chúng đủ nặng để lắng. Hóa chất dùng để keo tụ là các loại phèn, PAC, Polymer.

Tạo bông là quá trình kết hợp các hạt keo đã tích tụ lại thành từng bông lớn có khả năng lắng bởi các tác nhân hóa học.

Xem thêm về quá trình keo tụ tạo bông: Keo tụ tạo bông

3.3 Xử lý TSS bằng quá trình tách thủy động lực học

Bộ tách thủy động lực học sử dụng lực xoáy để loại bỏ chất rắn lơ lửng khỏi nước. Chúng được kết nối với hệ thống thoát nước và tách các chất rắn ra khỏi nước đã đi vào hệ thống thoát nước. Một số máy phân tách cũng có thể thu gom rác và các chất rắn tổng thể khác, cũng như các chất nổi như dầu, mỡ và chất béo. Chúng thường nhỏ gọn, đặt tại cửa cống và không có bộ phận chuyển động, vì vậy không cần phải bảo trì nhiều để hoạt động hiệu quả.

3.4 Xử lý TSS bằng vi sinh

TSS có thể được xử lý hiệu quả nhờ các chủng vi sinh có trong vi sinh xử lý nước thải IMWT. Chủ yếu để xử lý chất rắn lơ lửng hữu cơ. Khi bổ sung vi sinh vào hệ thống, chúng sẽ nhanh chóng sử dụng các chất hữu cơ để tổng hợp tế bào và nhân đôi. Nhờ cơ chế này, vi sinh tăng trưởng nhanh chóng và Tss, cùng với BOD, COD được giảm đáng kể. IMWT hiện là vi sinh có mật độ cao nhất thị trường.

vi sinh xử lý nước thải IMWT; bùn khó lắng trong bể hiếu khí

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.