nam-moc-trong-mua-mua-1

Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm và Sợi

1. Nguồn gốc các hợp chất bẩn có trong nước thải dệt nhuộm  và sợi

Là các hợp chất tự nhiên tác ra từ sợi và các hóa chất thêm vào trong quá trình gia công, chế biến tách ra từ vải đi vào nước thải

Chất lượng nước thải dệt nhuộm thay đổi theo các quy trình gia công khác nhau và thay đổi theo chất liệu vải sợi. Chất liệu vải sợi có thể chia làm 3 loại: bông, len và sợi tổng hợp.

2. Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm và sợi

Có thể áp dụng một số trong 5 công đoạn sau để xử lý nước thải dệt nhuộm và sợi tùy thuộc vào tính chất nước thải và chế độ thải nước của các loại sản xuất khác nhau:

  1. Điều hòa lưu lượng và chất lượng
  2. Trung hòa
  3. Keo tụ và lắng để loại bỏ cặng lơ lửng, các hợp chất hóa vô cơ, hữu cơ dễ lắng
  4. Khử màu
  5. Khử BOD còn lại

xử lý amonia trong nước thải

2.1: Trung hòa:

Trung hòa nước thải thường dùng axit sunfuric H2SO4 và vôi hoặc xút

2.2: Keo tụ:

Keo tụ nước thải công nghiệp thường dùng phèn nhôm, phèn sắt, canxiclorua dùng để keo tụ nước thải quá trình tẩy rửa sợi và vải len. Mỗi loại phèn thích ứng với mỗi loại nước thải và có điểm pH keo tụ tối ưu riêng và phải xác định bằng keo tụ thử. Một số loại phèn keo tụ tốt với nước thải này nhưng không tốt với nước thải khác.

Bảng 1; Khả năng giảm hàm lượng BOD5 do các chất gây ra sau công đoạn keo tụ và lắng

xử lý nước thải dệt nhuộm và sợi

2.3: Khử màu:

Quá trình khử màu thường kết hợp với quá trình keo tụ. Thường dùng Al2(SO4)3.18H2O) để khử màu của hỗn hợp nước thải của nhà máy dệt nhuộm, và khi khử màu hàm lượng BOD giảm từ 63 đến 65%. Liều lượng phèn nhôm cần 200 mg/l ở pH=8.3 và 140mg/l ở pH=7.0

Có thể dùng Clo để tẩy màu và khử BOD của nước thải dệt nhuộm và sợi có sulphur, và cũng có thể là chất keo tụ và tẩy màu đối với các loại nước thải khác liều lượng Clo thường cần từ 100-250 mg/l.

nguon-goc-ra-doi-thuoc-nhuom-vai-1

2.4: Khử BOD còn lại: 

Giai đoạn khử BOD cuối cùng bằng quy trình xử lý sinh học có thể áp dụng các công trình như: lọc sinh học, làm thoáng trong bể aerotank, hồ làm thoáng hiếu khí, sau đó là công đoạn lắng

  • Bể lọc sinh học được áp dụng có hiệu quả vì khởi động nhanh, chất lượng không bị giảm khi ngừng một vài ngày sau đó hoạt động trở lại, chịu được các đợt sốc ngắn về tải trọng chất lượng và lưu lượng.
  • Bể làm thoáng aerotank làm việc tốt ở khoảng pH từ 7-9 và thời gian làm thoáng từ 12 đến 48h (tùy loại nước thải)
  • Hệ sinh học hiếu khí luôn cho kết quả tốt nhưng cần nhiều diện tích để xây dựng.

Xem thêm: Nguyên nhân bùn nổi trên bể lắng
Hiện tượng bọt nổi trong hệ thống xử lý nước thải

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.