Xử lý Kỵ Khí nước thải thủy sản

Xử lý kỵ khí nước thải thủy sản là chuyển đổi chất hữu cơ thành sinh khối vi sinh, metan và CO2. Đây là kết quả của nhiều phản ứng sinh hóa. Trước tiên chất thải hữu cơ trong nước thải được chuyển đổi thành chất hữu cơ hòa tan. Sau đó được vi khuẩn sản xuất axit tiêu thụ để tạo ra axit béo dễ bay hơi, cộng với CO2 và hydro. Các vi khuẩn sản xuất mêtan tiêu thụ các sản phẩm này để tạo ra khí CH4 và CO2. Các vi sinh vật điển hình được sử dụng trong quá trình methanogen này là Metanobacterium, Methanobacillus, Metanococcus và Methanosarcina.

Quá trình phân hủy kỵ khí tương tự như quá trình hiếu khí trừ việc nó xảy ra khi không có oxy. Do đó, điều cần thiết là các bể phải kín vì oxy giết chết một số vi khuẩn kỵ khí và dễ dàng phá vỡ quá trình. Sau xử lý kỵ khí, nước thải có thể qua bể trung gian hoặc chảy thẳng qua bể hiếu khí. Việc có bể trung gian phòng trường hợp bùn kỵ khí trôi ra ngoài và cần tuần hoàn lại. 

Thời gian cần thiết để xử lý kỵ khí nước thải thủy sản

Do quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra với tốc độ chậm hơn nhiều so với các quá trình hiếu khí. Do đó đòi hỏi nhiều thời gian để đạt được hiệu quả xử lý cao. Thời gian cần thiết cho quá trình phân hủy kỵ khí phụ thuộc vào thành phần chất thải. Nước thải có gốc Protein sẽ khác tinh bột hoặc cellulose. Nhiệt độ được duy trì trong khoảng 30-40 độ trong bể xử lý, bởi vì các quá trình kỵ khí cũng nhạy cảm với nhiệt độ.

Nhiệt độ phù hợp cho nước thải thủy sản là khoảng 35-40 độ C.  Thời gian lưu nước trung bình từ 12-18h cho nước thải có COD đầu vào khoảng 2000mg/L.

Bể kỵ khí

Hiệu suất của quá trình xử lý kỵ khí

Bể kỵ khí đã được áp dụng trong các chất thải chế biến thủy sản, đạt hiệu quả loại bỏ cao (75 – 90%) với COD khoảng 2000mg/L. Trong đó khoảng 60 – 70% lượng khí được tạo ra là khí mêtan, phần còn lại chủ yếu là CO2 và một lượng nhỏ nitơ và hydro. Khí sinh học này là một nguồn nhiên liệu lý tưởng, để cung cấp năng lượng cho nồi hơi hoạt động.

Để tối ưu có thể bổ sung men vi sinh kỵ khí AD Boost để khởi động nhanh hệ thống. Lượng men sử dụng khoảng 5-10gram/m3 nước thải.

men vi sinh kỵ khí AD-Boost


Xem thêm:

Xử lý hiếu khí nước thải thủy sản
Xử lý sơ cấp nước thải thủy sản: Quá trình lắng

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.