Xử lý Amoni (NH4/NH3) nước bể cá cảnh

Xử lý Amoni (NH4/NH3) nước bể cá cảnh

Xử lý Amoni trong nước bể cá hiện nay được nhiều người quan tâm. Nhất là khi nghề nuôi cá cảnh ngày càng phổ biến và nguồn nước ngày càng ô nhiễm. Lúc trước ở chỗ mình có nhiều hộ nuôi cá ban đầu nuôi mô hình nhỏ thì được nhưng khi lên mô hình lớn thì đa phần thất bại. Người đầu tư rất nhiều tiền vào hồ nhưng khâu xử lý nước thường thiếu quan tâm. Nước được sử dụng chủ yếu là nguồn nước giếng khoan mà chất lượng ngày càng thấp. Nhiều khu vực lấy nước lên test Amoni, Nitrit đã có trong nước. Làm cá chậm lớn, sinh sản kém, màu không lên và ngày càng nhiều hộ bỏ nuôi.

Xung quanh mình lúc trước nuôi cá Dĩa nhiều vì chúng có giá trị cao. Sau một vài năm nuôi thất bại mà không biết nguyên nhân giờ bỏ hồ. Làm bên xử lý nước mình biết nguyên nhân nhiều do môi trường nước không được kiểm soát. Đặc biệt là khí độc như Amoni (NH4+/NH3), NO2, H2S…

Hôm nay Flash xin chia sẻ với mọi người cách để xử lý Amoni trong nước bể cá cảnh.

Tổng quan 3 bước xử lý nitơ trong nước thải, quá trình nitrat hóa

1. Hệ thống lọc nước tuần hoàn

Nguồn nước có chất lượng tốt bơm lên cho vào bể chứa sục khí dùng thay nước được. Tuy nhiên, nguồn nước bị nhiễm phèn, khí độc trong nước thì phải xử lý trước khi cấp vào thay nước.  Hoặc có thể tái sử dụng tuần hoàn bằng các làm hệ thống xử lý nước. Hệ thống lọc nước tuần hoàn thường bao gồm các công đoạn sau:

Tách phân thức ăn thừa – Ngăn chứa vi sinh có giá thể (kanet) – Ngăn lọc tách nước và bùn vi sinh -Ngăn lắng và khử trùng – Tuần hoàn tái sử dụng

Công nghệ này có ưu điểm là xử lý được Amoni. Ngăn chứa vi sinh là nơi có quá trình Nitrat hóa chính của quá trình này. Amoni sẽ được chuyển hóa thành Nitrit (NO2) sau đó thành Nitrat (NO3). Nếu sử dụng nhóm vi khuẩn nitrat hóa dị dưỡng chúng có thể hấp thụ được Amoni mà không chuyển hóa thành khí độc NO2. Đây là cái hay khi dùng vi sinh nitrat hóa dị dưỡng. Quá trình nitrat hóa thường diễn ra chậm nên bể vi sinh sẽ cần có thơi gian lưu nước từ 6-12h.

Ngoài xử lý được Amoni, công nghệ này còn xử lý được chất hữu cơ hòa tan trong nước. Nhưng chất không lọc được sẽ bị vi sinh phân giải và trở nên hết ô nhiễm.

Những lưu ý để kiểm soát tốt quá trình xử lý

  1. Phân và thức ăn thừa phải được vệ sinh hàng ngày. Không để nó tan ra gây ô nhiễm cho nước.
  2. Vi sinh cần oxy hóa để chuyển hóa Amoni nên phải cấp khí oxy liên tục.
  3. Theo dõi và duy trì pH ở khoảng 7, pH thấp có thể bổ sung soda để ổn định pH và tăng kiềm.
  4. Bổ sung chủng vi sinh nitrat hóa dị dưỡng như vi sinh Pond Start. Không có vi sinh này thì hệ thống lọc nước không thể xử lý được amoni.

2. Nguyên nhân hình thành Amoni (NH4+/NH3)

Nguyên nhân hình thành khí độc Amoni là do thức ăn có đạm cao, phân cá. Thức ăn không hết sẽ bị thủy phân trong nước, chúng tan ra và bị chuyển hóa. Thành phần cuối cùng của quá trình chuyển hóa này là axit amin và đặc biệt là Amoni. Amoni cao sẽ làm giảm pH đặc biệt là gây ngộ độc cho cá. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tách phân và thức ăn thừa khỏi nước trước khi nó phân rã.

3. Liều lượng vi sinh cần sử dụng

Vi sinh Pond start sử dụng liều khoảng 5gram/m3 nước. Có thể cho trực tiếp bột vi sinh vào hệ thống lọc hoặc tăng sinh khối trước với nước sạch. Tăng sinh khối vi sinh bằng cách ủ với nước sạch + đường + sục khí trong 2-6h.

4. Những điều cần lưu ý

Nhiều người sẽ nghĩ bổ sung vi sinh thì nước sẽ xử lý được liền, điều này không đúng. Vi sinh sẽ trải qua các giai đoạn tăng trưởng như sau:

  1. Giai đoạn thích nghi trong môi trường nước – Khoảng 24-48h.
  2. Tăng trưởng về kích thước tế bào và mật độ vi khuẩn – khoảng 2-3 ngày sau khi cấy.
  3. Giai đoạn trưởng thành, lúc này vi sinh sẽ có hiệu suất xử lý cao nhất. Khoảng từ 7-15 ngày có thể kéo dài 30 ngày.
  4. Giai đoạn vi sinh già, chết. khi vi sinh chết nước sẽ đục, có mùi hôi. lúc này cần bổ sung vi sinh mới. Để hệ thống lọc nước ổn định nên duy trì bổ sung vi sinh định kỳ 7-15 ngày /lần.

Trên đây là những cách để chúng ta xử lý khí độc Amoni trong nước hồ cá. Để phát hiện khí độc có thể dùng bộ test kit Sera hoặc tương tự. Cá chết vì khí độc xảy ra rất nhanh, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời.

vi sinh proventus canada

Xem thêm: 4 nguyên nhân hình thành bùn đáy ao tôm

3 loại vi sinh xử lý đáy và nước ao

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.