Vai trò của vi khuẩn trong hệ thống XLNT

Các quần thể vi sinh vật chính được tìm thấy trong các hệ thống xử lý nước thải là vi khuẩn, động vật nguyên sinh, virus, nấm, tảo và tuyến trùng. Bài viết này trao đổi về vai trò của vi khuẩn trong hệ thống XLNT.

Vai trò của vi khuẩn trong hệ thống XLNT

Phân hủy các chất hữu cơ hòa tan

Trong các hệ thống xử lý nước thải, vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất hữu cơ. Về kích thước, vi khuẩn có đường kính từ 0,2 – 2,0 µm và đóng vai trò xử lý chính nước thải. Vi khuẩn dị dưỡng có thể được tìm thấy trong bông bùn hoạt tính, đóng vai trò quan trọng để xử lý sinh học. Trong khi một số vi khuẩn dạng sợi lại tạo bọt trong hệ thống và hạn chế quá trình lắng

Vi khuẩn có tầm quan trọng to lớn nhất trong các hệ thống xử lý nước thải. Phần lớn là chủng tùy nghi có thể sống trong điều kiện có hoặc không có oxy. Mặc dù cả hai loại vi khuẩn dị dưỡng và tự dưỡng đều được tìm thấy trong các hệ thống. Nhưng phổ biến hơn vẫn là các vi khuẩn dị dưỡng vì chúng thích nghi tốt hơn. Nói chung, vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ năng lượng từ chất hữu cơ cacbon trong nước thải. Năng lượng thu được được dùng để tổng hợp các tế bào mới và giải phóng các khí vô hại. Một số loại vi khuẩn quan trọng được tìm thấy trong các hệ thống là Bacillus subtillis, Pseudomonas putida, Bacillus Megaterium, Bacillus polymyxa…

Xử lý amoni bằng vi khuẩn pseudomonas

Khả năng xử lý 95-99% chất ô nhiễm

Vi khuẩn có khả năng xử lý chất ô nhiễm hữu cơ hòa tan cao. Nhiều hệ thống đầu vào COD có thể lên tới 30.000mg/L vi khuẩn kỵ khí vẫn xử lý được. Phần lớn các vi khuẩn có khả năng keo tụ tạo bông bùn. Các hạt bùn li ti là các bông bùn (floc) chứa rất nhiều vi sinh vật. Một hệ bùn vi sinh tốt là hệ có khả năng kết bông và lắng nhanh trong 30 phút. Nước sau lắng trong và không còn mui hôi khó chịu.

Hệ thống XLNT có hệ vi sinh tốt thì pH luôn ổn định ở mức trung tính 7. Sục khí bọt tan nhanh và nước đầu ra trong không có hiện tượng nổi bọt. Hiệu suất xử lý luôn luôn đạt trên 90%, và ít phải bổ sung thêm men vi sinh.

Tiết kiệm chi phí vận hành

Để vận hành hệ thống xử lý nước thải với công nghệ sinh học thường chi phí sẽ thấp. Ví dụ chi phí vận hành hệ thống nước thải thủy sản theo công nghệ AAO sẽ khoảng 7.000đ/m3. Chi phí nhiều nhất là chi phí điện năng để hoạt động máy thổi khí cho vi sinh bể hiếu khí. Chi phí bổ sung men vi sinh xử lý nước thải IMWT thường khoảng 350đ/m3. Chi phí rất thấp nếu hệ thống chạy bằng công nghệ hóa lý keo tụ tạo bông.

Bài liên quan:

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.